Bài tập trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?
- A.Tảo → chim bói cá → cá → giáp xác
- B.Giáp xác → tảo → chim bói cá → cá
- C.Tảo → giáp xác → cá → chim bói cá
- D.Tảo → giáp xác → chim bói cá → cá
-
Câu 2:
Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
- A.Châu chấu và sâu
- B.Rắn hổ mang
- C.Chim chích và ếch xanh
- D.Rắn hổ mang và chim chích
-
Câu 3:
Nguyên nhân quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo dạng hình tháp do
- A.Sinh vật thuộc mắt xích phía trước là thức ăn của sinh vật thuộc mắt xích phía sau nên số lượng luôn phải lớn hơn
- B.Sinh vật thuộc mắt xích càng xa vị trí của sinh vật sản xuất có sinh khối trung bình càng nhỏ
- C.Sinh vật thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng sinh vật thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên sinh khối của sinh vật dùng làm thức ăn phải lớn hơn nhiều lần
- D.Năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường bị hao hụt dần
-
Câu 4:
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
- A.Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.
- B.Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có thể có độ dài khác nhau.
- C.Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
- D.Trong cùng một lưới thức ăn, tất cả các loài sinh vật sản xuất đều xếp bậc dinh dưỡng cấp 1 mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.
-
Câu 5:
Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?
- A.Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bất đầu từ sinh vật sản xuất.
- B.Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.
- C.Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.
- D.Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.
-
Câu 6:
Khi nói về tháp sinh thái, kết luận nào sau đây là đúng?
- A.Tháp số lượng là loại tháp luôn có đáy rộng, đỉnh hẹp.
- B.Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích tại một thời điểm nào đó.
- C.Tháp năng lượng thường có đáy rộng và đỉnh hẹp. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngược lại.
- D.Tháp sinh khối được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích của mỗi bậc dinh dưỡng.
-
Câu 7:
Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu kcal/m2/ ngày. Tảo silic chỉ đồng hóa được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 40% năng lượng tích lũy trong tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 0,15% năng lượng của giáp xác. Biết diện tích môi trường là 105m2. Số năng lượng tích tụ trong giáp xác là bao nhiêu?
- A.36.107 kcal.
- B.9.108 kcal.
- C.36.109 kcal.
- D.3.108 kcal.
-
Câu 8:
Trong một hệ sinh thái đồng cỏ xét 5 loài với sinh vật lượng của các loài như sau: Loài A có 105 kcal, loài B có 106kcal, loài C có 2. 106kcal, loài D có 3. 107kcal, loài E có 104kcal. Chuỗi thức ăn nào sau đây không thể xảy ra
- A.D→B→A
- B.D→C→A→E
- C.B→A→E
- D.C→B→E
-
Câu 9:
Nói chung trong hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình trong sinh quyển năng lượng mất đi khoảng 90%. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao do
- A.Các bộ rơi rụng ở cây xanh như cành, lá, rễ.
- B.Do mất năng lượng trong các hoạt động như lột xác, đẻ con ở động vật.
- C. Hô hấp, tạo nhiệt ở cơ thể sinh vật.
- D.Mất đi qua các chất thải như phân, chất bài tiết.
-
Câu 10:
Một chuỗi thức ăn có 5 mắt xích dinh dưỡng, ở môi trường có nhiều DDT thì sinh vật thuộc mắt xích nào sau đây sẽ bị nhiễm độc với nồng độ cao nhất.
- A.Sinh vật tự dưỡng.
- B.Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
- C.Sinh vật tiêu thụ bậc 4.
- D.Sinh vật tiêu thụ bậc 3.