Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật

Ta đã tìm hiểu các nhóm thực vật từ Tảo đến cây hạt Kín. Chúng hợp thành giới Thực vật. Nhận thấy thực vật rất đa dạng và phức tạp. Ví dụ như Tảo 20000 loài, rêu 2200 loài, dương xỉ 1100 loài; hạt trần 600 loài; hạt kín gồm 300000 loài. Để tìm hiểu rõ hơn về chúng, người ta chia chúng thành các nhóm nhỏ hơn. Công việc đó gọi là: Phân loại thực vật.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phân loại thực vật là gì?

  • Giữa Tảo và cây Hạt kín có nhiều điểm rất khác nhau
  • Nhưng giữa các loại Tảo với nhau, hoặc giữa các cây Hạt kín với nhau lại có sự giống nhau về tổ chức cơ thể và sinh sản.

1.2. Các bậc phân loại

  • Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự: Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi - Loài
    • Ngành: Ngành Rêu, ngành Hạt trần...

    • Lớp: Lớp Hai lá mầm, lớp Một lá mầm...

    • Bộ: Bộ Gừng, bộ Hành...

    • Họ: Họ Cam, họ Hoa hồng...
    • Chi: chi dứa, chi mận mơ...
    • Loài: Loài Dừa, loài Cau...

1.3. Các ngành thực vật

Sơ đồ sự phân chia các ngành thực vật

Hình: Sơ đồ sự phân chia các ngành thực vật

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Hãy lựa chọn các cụm từ ở cột B phù hợp với cột A:

Cột A : Các ngành thực vật

Cột B: Đặc điểm

1. Các ngành Tảo có các đặc điểm . . . 

a. Đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu, có nón, hạt hở ( hạt nằm trên lá noãn ).

2. Ngành Rêu có các đặc điểm . . .

b. Thân, rễ, lá chính thức đa dạng. Sống ở cạn là chủ yếu, có hoa và quả, hạt kín   ( hạt nằm trong quả ).

3. Ngành Dương xỉ có các đặc điểm . . 

c. Chưa có thân, rễ, lá. Sống ở nước là chủ yếu.

4. Ngành Hạt trần có các đặc điểm . . .

d. Thân không phân nhánh, rễ giả, lá nhỏ. Sống ở cạn thường là nơi ẩm ướt. Có bào tử, bào tử nảy mầm thành cây con.

5. Ngành Hạt kín có các đặc điểm . . . 

e. Đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu, có bào tử, bào tử nảy mầm thành nguyên tản.

Hướng dẫn:

1- c, 2- d, 3- e, 4- a, 5- b

Bài 2:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được câu hoàn chỉnh:

1.Việc tìm hiểu sự ……(1)……và ……(2)………giữa các dạng thực vật rồi chia chúng thành ………(3)….. gọi là phân loại thực vật.

2. Trong phân loại thực vật, từ …(4)…không được sử dụng chính thức…(5)……là bậc phân loại cơ sở, bậc càng…(6)…thì sự khác nhau giữa các loài càng ít. Loài là tập hợp những cá thể có nhiều đặc điểm ……(7)………về hình dạng, cấu tạo.

Hướng dẫn:

(1) giống nhau  (2) khác nhau  (3) các bậc phân loại  (4) “nhóm”   (5) Loài    (6) thấp   (7) giống nhau

3. Luyện tập Bài 43 Sinh học 6

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 43 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 6 Bài 43 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 141 SGK Sinh học 6

Bài tập 2 trang 141 SGK Sinh học 6

Bài tập 16 trang 84 SBT Sinh học 6

Bài tập 17 trang 84 SBT Sinh học 6

Bài tập 19 trang 85 SBT Sinh học 6

Bài tập 20 trang 86 SBT Sinh học 6

Bài tập 21 trang 86 SBT Sinh học 6

Bài tập 23 trang 87 SBT Sinh học 6

Bài tập 25 trang 87 SBT Sinh học 6

Bài tập 22 trang 86 SBT Sinh học 6

Bài tập 24 trang 87 SBT Sinh học 6

4. Hỏi đáp Bài 43 Chương 8 Sinh học 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?