Bài 40: Hạt trần - Cây thông

Người ta hay gọi "quả thông" vì nó mang các hạt nhưng thật ra nó là nón thông đã chín. Nhưng gọi như vậy đã chính xác chưa? Ta đã biết quả phát triển từ hoa (đúng ra là bầu nhụy trong hoa). Vậy cây thông có hoa, quả thật sự hay chưa? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Hạt trần - Cây thông để trả lời các câu hỏi trên.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cơ quan sinh dưỡng của cây thông

Cơ quan sinh dưỡng của cây thông

Hình 1: Cơ quan sinh dưỡng của cây thông

  • Cơ quan sinh dưỡng của cây thông

    • Rễ: To, khoẻ, mọc sâu

    • Thân gỗ, phân nhiều cành, có vỏ ngoài nâu, xù xì

    • Lá nhỏ, hình kim, mọc từ 2 -3 lá trên một cành con

1.2. Cơ quan sinh sản

Cơ quan sinh sản của cây thông

Hình 2: Cơ quan sinh sản của cây thông

Cấu tạo nón thông

Hình 3: Cấu tạo nón thông

  Nón đực Nón cái
Kích thước, màu sắc Nhỏ, màu vàng Lớn hơn nón đực
Phân bố Mọc thành cụm Mọc riêng lẻ từng chiếc
Cấu tạo  Gồm trục nón + Vảy (nhị) mang túi phấn + Túi phấn chứa các hạt phấn

Gồm Trục nón + Vảy (lá noãn) + Noãn

Bảng 1: So sánh cấu tạo của nón đực và nón cái

Đặc điểm

Cơ quan sinh sản

Lá hoa Cánh hoa Nhị Nhụy
Chỉ nhị Túi hay bao phấn Đầu Vòi Bầu Vị trí của noãn
Hoa + + + + + + +

Nằm kín trong bầu

Nón 0 0 0 + 0 0 0

Nằm hở giửa các lá noãn

 

Bảng 2: So sánh cấu tạo của hoa và nón

1.3. Giá trị của hạt kín

Giá trị của hạt kín

Hình 4: Giá trị của hạt kín

  • Rừng thông nhả ra môi trường khí ozon có khả năng diệt vi trùng lao, nên ở các bệnh viện lao thường trồng thông xung quanh để có môi trường trong sạch.

  • Trang trại nuôi bò sữa ở Mộc Châu, Ba Vì cũng áp dụng đặc tính này của lá thông để trồng thông ở nơi chăn thả bò, bò sữa phát triển trong môi trương càng sạch thì chất lượng sữa càng tốt.

  • Vỏ thông chiết ra được chất ô xi hóa giúp nhanh phục hồi chí nhớ sau chấn thương não,..

1.4. Tổng kết

Sơ đồ tư duy bài Hạt trần - Cây thông

Hình 5: Sơ đồ tư duy bài Hạt trần - Cây thông

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

So sánh cơ quan sinh dưỡng và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ.

Hướng dẫn:

 

Cây thông

Cây dương xỉ

Cơ quan sinh dưỡng

 

Thân gỗ, phân cành nhiều
Thân ngầm nhỏ, không phân nhánh 
Rễ dài, sâu, lan rộng
Rễ chùm có nhiều lông hút
Mạch dẫn phát triển hơn Đã có mạch dẫn làm chức năng vận chuyển các chất

Cơ quan sinh sản

Cơ quan sinh sản là nón Cơ quan sinh sản là túi bào tử
Thông sinh sản bằng hạt Dương xỉ sinh sản bằng bào tử

Bài 2:

Điền từ thích hợp vào dấu ba chấm (...) trong các câu sau:

  • Cây thông thuộc …………...., là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn.
  • Chúng sinh sản bằng ……….nằm lộ trên các lá noãn hở (vì vậy mới có tên là Hạt trần). Chúng chưa có …………..và …………
  • Các cây Hạt trần ở nước ta đều có giá trị thực tiễn.

Hướng dẫn: 

  • Cây thông thuộc hạt trần, là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn.
  • Chúng sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở (vì vậy mới có tên là Hạt trần). Chúng chưa có hoaquả
  • Các cây Hạt trần ở nước ta đều có giá trị thực tiễn.

3. Luyện tập Bài 40 Sinh học 6

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hạt trần - Cây thông cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hạt trần - Cây thông để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 134 SGK Sinh học 6

Bài tập 2 trang 134 SGK Sinh học 6

Bài tập 6 trang 78 SBT Sinh học 6

Bài tập 8 trang 83 SBT Sinh học 6

Bài tập 9 trang 83 SBT Sinh học 6

4. Hỏi đáp Bài 40 Chương 8 Sinh học 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?