Bài 4: Hai đường thẳng song song

Nội dung bài học sẽ giới thiệu đến các em khái niệm và tính chất của Hai đường thẳng song song cùng với những dạng bài tập liên quan. Bên cạnh đó là những bài tập có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em nắm được phương pháp giải các bài toán liên quan đề hai đường thẳng song song.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song

Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a và b song song với nhau.

1.2. Ký hiệu

Hai đường thẳng a, b song song được ký hiệu là a//b

* Ta còn nói đường thẳng a song song với đường thẳng b, hoặc đường thẳng b song song với đường thẳng a.


Ví dụ 1:
a. Nêu các ví trí tương đối của hai đường thẳng phân biệt. Hai đường thẳng ấy có thể chia mặt phẳng thành bao nhiêu phần?

b. Cũng hỏi tương tự đối với ba đường thẳng phân biệt.

Giải

a. Hai đường thẳng song song chia mặt phẳng thành ba phần (hình a)

* Hai đường thẳng cắt nhau chia mặt phẳng thành bốn phần (hình b)

b. Ba đường thẳng song song với nhau chia mặt phẳng thành 4 phần (hình c)

* Ba đường thẳng song song bị cắt bởi đường thẳng thứ ba chia mặt phẳng thành 6 phần (hình d)

* Ba đường thẳng cắt nhau tại một điểm: mặt phẳng được chia thành 6 phần (hình e)

* Ba đường thẳng cắt nhau từng đôi một tại các điểm khác nhau chia mặt phẳng thành 7 phần (hình g)


Ví dụ 2: Cho xOy^=α, điểm A nằm trên tia Oy. Qua A vẽ tia Am. Tính số đo của góc OAm để AM song song với Ox.

Giải

Xét hai trường hợp:

a. Nếu tia Am thuộc miền trong góc xOy:

Để Am//Ox thì phải có A1^=α (đồng vị)

A1^+A2^=1800 (hai góc kề bù)

Nên A2^=1800A1^=1800α

Vậy OAm^=1800α

b. Nếu tia Am thuộc miền ngoài góc xOy:

Để Am//Ox thì phải có A1^=α (so le trong)

Vậy OAm^=α


Ví dụ 3: Cho hai đường thẳng a và b cắt bởi đường thẳng C tại A và B. Cho biết tổng của hai góc trong cùng phía với một góc so le trong với một trong hai góc này bằng 3000 và trong hai góc kề bù có góc này bằng gấp đôi góc kia. Hai đường thẳng a và b có song song với nhau không? Vì sao?

Giải

Giả sử A1^+A2^+B1^=3000

A1^+A2^=1800 (hai góc kề bù)

nên B1^=1200

Mặt khác A2^=2A1^(g)

Suy ra: 3A1^=1800

Do đó A1^=600,A2^=1200

Vậy B1^=A2^=1200 mà chúng ở vị trí so le trong nên a//b.

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1: Cho hình vẽ bên, trong đó AOB^=600, Ot là tia phân giác của góc AOB. Hỏi các tia Ax, Ot và By có song song với nhau không? Vì sao?

Giải

Ta có Ot là tia phân giác của AOB^ nên:

AOt^=300 (vì AOB^=600)

xAO^=300

AOt^=xAO^=300Ax//Ot (do hai góc so le trong)

Ta lại có: tOB^=300

OBy^=1500

tOB^+OBy^=1800

Vậy Ot // By (do hai góc cùng phía bù nhau).


Bài 2: Cho hai đường x’x và y’y, điểm A trên tia x’x và điểm B trên y’y sao cho hai tia Ax và By cùng nằm trên một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng AB. Cho biết: xAB+yBA+BAx=2160BAx=4xAB. Chứng minh rằng: x’x //y’y.

Giải

Ta có:
A1^+B1^+A2^=2160(1)A1^+A2^=1800(2)A2^=4A1^(3)

Thay giá trị A2^ trong (3) vào (2) ta có:

A1^+4A1^=18005A1^=1800A1^=360

Như vậy: A2^=1800A1^A2^=1800360=1440

Thay giá trị của A1^A2^vào (1) ta có:

360+B1^+1440=21601800+B1^=2160B1^=360

Hai góc A1^B1^là hai góc so le trong tạo bởi hai đường thẳng x’x và y’y với đường thẳng AB.

A1^=B1^=360nên x’x //y’y.


Bài 3: Cho hai góc xOy có số đo bằng 300 và điểm A nằm trên cạnh Ox. Dựng tia Az song song với tia Oy và nằm trong góc xOy.

a. Tìm số đo góc OAz.

b. Gọi Ou và Av theo thứ tự là các tia phân giác của các góc xOy và xAz. Chứng tỏ rằng Ou song song với Av.

Giải

a. Vì  Oy//Az nên ta có:

xOy^=xAz^ (hai góc đồng vị)

Hai góc OAz và xAz kề bù nhau nên ta có: OAz^+xAz^=1800

OAz^+300=1800OAz^=1500

b. Vì Ou là tia phân giác của góc xOy nên xOu=150

Mặt khác, vì Av là tia phân giác của góc xAz nên xAv^=150. Như vậy xOu^=xAv^=150.

Hai góc xOu và xAv bằng nhau và chiếm vị trí đồng vị nên hai tia Ou và Av song song với nhau.

3. Luyện tập Bài 4 Chương 1 Hình học 7

Qua bài giảng Hai đường thẳng song song này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như: 

  • Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song

3.1. Trắc nghiệm về Hai đường thẳng song song

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hình học 7 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK về Hai đường thẳng song song

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hình học 7 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 24 trang 91 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 25 trang 91 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 27 trang 91 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 28 trang 91 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 29 trang 92 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 30 trang 92 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 26 trang 91 SGK Toán 7 Tập 1

4. Hỏi đáp Bài 4 Chương 1 Hình học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Thảo luận về Bài viết

Có Thể Bạn Quan Tâm ?