Hôm nay chúng ta học bài Phản ứng phân hạch của chương Hạt nhân nguyên tử .Với bài giảng này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại phản ứng phân hạch, về cơ chế hoạt động, các loại năng lượng tồn tại bên trong phản ứng phân hạch,và những ứng dụng quan trọng của nó trong khoa học tự nhiên nói chung và trong ngành nghiên cứu Vật lý hạt nhân nói riêng.
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Cơ chế của phản ứng phân hạch
a. Phản ứng phân hạch là gì?
-
Phân hạch là sự vỡ của một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân trung bình (kèm theo một vài nơron phát ra).
b. Phản ứng phân hạch kích thích
-
Để có phản ứng phân hạch xảy ra phải cho một nơron bắn vào hạt nhân X, đưa hạt nhân X lên trạng thái kích thích X* từ đó X* bị vở thành hai hạt nhỏ trung bình kèm theo một vài nơron phát ra:
n + X → X* → Y + Z + kn
-
Quá trình phân hạch của X không phải trực tiếp mà phải qua trạng thái kích thích X*.
2.2. Năng lượng phân hạch
-
Xét các phản ứng phân hạch:
\(_{0}^{1}\textrm{n}+_{92}^{235}\textrm{U}\rightarrow _{92}^{236}\textrm{U*}\rightarrow _{39}^{95}\textrm{Y}+_{53}^{138}\textrm{I}+3_{0}^{1}\textrm{n}\)
\(_{0}^{1}\textrm{n}+_{92}^{235}\textrm{U}\rightarrow _{92}^{236}\textrm{U*}\rightarrow _{38}^{95}\textrm{Xe}+_{39}^{95}\textrm{Sr}+2_{0}^{1}\textrm{n}\)
a. Phản ứng phân hạch toả năng lượng
-
Phản ứng phân hạch \(_{92}^{235}\textrm{U}\) là phản ứng toả năng lượng, năng lượng đó gọi là năng lượng phân hạch.
-
Mỗi phân hạch \(_{92}^{235}\textrm{U}\) tỏa năng lượng xấp xĩ 210 MeV.
b. Phản ứng phân hạch dây chuyền
-
Phản ứng phân hạch dây chuyền
-
Sự phân hạch của \(_{92}^{235}\textrm{U}\) có kèm theo sự giải phóng 2,5 nơtron (tính trung bình) với năng lượng lớn. Các nơtron này kích thích hạt nhân khác của chất phân hạch tạo nên những phản ứng phân hạch mới.
-
Kết quả là các phản ứng phân hạch xảy ra liên tiếp tạo thành một phản ứng dây chuyền.
-
-
Điều kiện phản ứng dây chuyền xảy ra
-
Giả sử sau một lần phân hạch, có k nơtron được giải phóng đến kích thích các hạt nhân \(_{92}^{235}\textrm{U}\) khác tạo nên những phân hạch mới.
-
Khi k < 1: phản ứng phân hạch dây chuyền tắt nhanh.
-
Khi k = 1: phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì, năng lượng phát ra không đổi.
-
Khi k > 1: phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì, năng lượng phát ra tăng nhanh, có thể gây nên bùng nổ.
-
Để k ≥ 1 khối lượng của chất phân hạch phải đạt đến một giá trị tối thiểu nào đó gọi là khối lượng tới hạn. Khối lượng tới hạn của \(_{92}^{235}\textrm{U}\) vào cỡ 15kg, của \(_{94}^{239}\textrm{U}\) vào cỡ 5kg.
-
c. Phản ứng phân hạch có điều khiển
-
Được thực hiện trong các lò phản ứng hạt nhân, tương ứng trường hợp k = 1.
-
Dùng các thanh điều khiển có chứa bo hay cađimi hấp thụ các nơron thừa để đảm bảo k = 1.
-
Nhiên liệu phân hạch trong các lò phản ứng thường là \(_{94}^{239}\textrm{U}\) hay \(_{92}^{235}\textrm{U}\).
-
Năng lượng toả ra từ lò phản ứng không đổi theo thời gian.
Bài tập minh họa
Bài 1:
\(_{0}^{1}\textrm{n}+_{92}^{235}\textrm{U}\rightarrow _{42}^{95}\textrm{Mo}+ _{57}^{139}\textrm{La}+_{39}^{95}\textrm{Sr}+2_{0}^{1}\textrm{n}+7e^{-}\) là một phản ứng phân hạch của Urani 235.
Biết khối lượng hạt nhân : \(m_U\) = 234,99 u ; \(m_{Mo}\) = 94,88 u ; \(m_{La}\) = 138,87 u ; \(m_n\) = 1,0087 u.Cho năng suất toả nhiệt của xăng là 46.106 J/kg .
Năng lượng khi 1 gam U phản ứng phân hạch là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
- Số hạt nhân nguyên tử \(_{}^{235}\textrm{U}\) trong 1 gam vật chất U là :
\(N=\frac{m}{A}.N_A=\frac{1}{235}.6,02^{23}=2,5617.10^{21}\) hạt.
- Năng lượng toả ra khi giải phóng hoàn toàn 1 hạt nhân \(_{}^{235}\textrm{U}\): \(m_n\) = 1,0087 u
\(\Delta E=(M_0-M).c^2=(m_U+m_n-m_{Mo}-m_{La}-2m_n).c^2=215,3403.MeV\)
- Năng lượng khi 1 gam U phản ứng phân hạch :
\(E=\Delta E.N =5,5164.10^{23}.MeV=5,5164.10^{23}.1,6.10^{-3}J=8,8262J\)
4. Luyện tập Bài 38 Vật lý 12
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Phản ứng phân hạch cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được :
-
Nêu được phản ứng phân hạch là gì.
-
Giải thích được (một cách định tính) phản ứng phân hạch là phản ứng hạt nhân toả năng lượng.
-
Lí giải được sự tạo thành phản ứng dây chuyền và nêu điều kiện để có phản ứng dây chuyền.
-
Vận dụng phản ứng để giải một số bài tập
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 38 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 8,8262J
- B. 5,8262J
- C. 6,8262J
- D. 7,8262J
-
- A. Electron
- B. Proton
- C. Hêli
- D. Nơtron
-
- A. 6,21.1013 J.
- B. 7,21.1013 J.
- C. 8,21.1013 J.
- D. 9,21.1013 J.
-
- A. động năng của các nơtron phát ra.
- B. động năng các mảnh.
- C. năng lượng tỏa ra do phóng xạ cảu các mảnh.
- D. năng lượng prôtôn của tia \(\gamma\).
Câu 5- Câu 11: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 12 Bài 38 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 38.3 trang 114 SBT Vật lý 12
Bài tập 38.4 trang 114 SBT Vật lý 12
Bài tập 38.5 trang 115 SBT Vật lý 12
Bài tập 38.6 trang 115 SBT Vật lý 12
Bài tập 38.7 trang 115 SBT Vật lý 12
Bài tập 38.8 trang 115 SBT Vật lý 12
Bài tập 38.9 trang 116 SBT Vật lý 12
Bài tập 38.10 trang 116 SBT Vật lý 12
Bài tập 1 trang 287 SGK Vật lý 12 nâng cao
Bài tập 2 trang 287 SGK Vật lý 12 nâng cao
Bài tập 3 trang 287 SGK Vật lý 12 nâng cao
Bài tập 4 trang 287 SGK Vật lý 12 nâng cao
5. Hỏi đáp Bài 38 Chương 7 Vật lý 12
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!