Bài 37: Một số vac xin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi

Dưới đây là nội dung Bài 37: Một số vac xin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi, bài giảng được biên soạn nhằm giúp các em học sinh phân biệt được vai trò của thuốc kháng sinh và vacxin trong việc phòng chống bệnh cho vật nuôi, đồng thời hiểu được đặc điểm quan trọng của vacxin và thuốc kháng sinh có liên quan đến việc bảo quản và sử dụng thuốc, hình thành thái độ tích cực trong việc giúp vật nuôi phòng chống một số bệnh trong thực tế. Mời các em cùng tìm hiểu.

Tóm tắt lý thuyết

I. Văcxin

1. Khái niệm:

  • Vacxin là những chế phẩm sinh học được chế tạo từ các sinh vật gây bệnh (vi khuẩn hoặc virrut) để đưa vào cơ thể vật nuôi nhằm kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại chính loại mầm bệnh đó.

  • Khả năng này gọi là khả năng miễn dịch

Một số loại vacxin thông dụng

  • Ứng dụng

    • Vac xin dùng để phòng bệnh bằng cách tạo cho cơ thể khả năng chủ động chống lại tác nhân gây bệnh trước khi bị chúng xâm nhập

  • Lưu ý: 

    • Vac xin chỉ dùng để phòng bệnh cho những vật nuôi chưa bị nhiễm bệnh.

2. Đặc điểm của các loại vacxin thường dùng.

  • Các loại vacxin:

    • Sản xuất theo công nghệ gen

    • Sản xuất bằng phương pháp truyền thống

      • Vacxin vô hoạt ( vacxin chết)

      • Vacxin nhược độc ( vacxin sống)

Một số loại vacxin thường dùng trong chăn nuôi

          

Vac xin phó thương hàn                        Vac xin dịch tả

             

  Vac xin tụ huyết trùng trâu, bò                        Vac xin Gumboro       

II. Thuốc kháng sinh

1. Khái niệm:

  • Kháng sinh là những loại thuốc dùng để đưa vào cơ thể nhằm tiêu diệt vi khuẩn, nguyên sinh động vật và nấm độc gây bệnh cho cơ thể. 

  • Lưu ý:

    • Thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị các bệnh do virút gây ra.

2. Một số đặc điểm và nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh.

a. Đặc điểm thuốc kháng sinh

  • Mỗi loại thuốc kháng sinh có tác dụng với một loại mầm bệnh nhất định nên chỉ có tác dụng khi điều trị đúng bệnh.

  • Kháng sinh tiêu diệt cả tập đoàn VSV trong đường tiêu hóa nên sẽ gây bệnh khác.

  • Sử dụng kháng sinh không đủ liều lượng sẽ làm cho VSV kháng thuốc, lờn thuốc vật nuôi không khỏi bệnh

  • Dùng Kháng sinh  dài ngày và  tồn lưu trong sản phẩm gây ảnh hưởng sức khỏe ngưòi tiêu dùng

b. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh

  • Dùng thuốc kháng sinh đúng chỉ dẫn:

    • Đúng thuốc

    • Đủ liều

    • Phối hợp với các loại thuốc khác để tăng hiệu quả trị bệnh

    • Phải ngừng dùng thuốc trước khi mổ thịt vật nuôi từ 7-10 ngày để khỏi độc hại cho người sử dụng sản phẩm.

3. Một số thuốc kháng sinh:

Thường dùng trong chăn nuôi và thuỷ sản là:

  • Penixilin: diệt các vi khuẩn gây bệnh nhiệt thán, lợn đóng dấu, uốn ván, viêm phổi,… và các vết thương có mủ, mụn nhọt

  • Streptomyxin: điều trị các bệnh viêm phổi, viêm phế quản, các bệnh viêm nhiễm trùng đường ruột

  • Kháng sinh từ thảo mộc: 

    • Kháng sinh từ thảo mộc: phytoncid từ hành, alicin từ tỏi, tomatin từ cà chua, berberin từ cây hoàng đằng

    • Một số cây có tính kháng sinh cao: Gỗ vang, sài đất, bồ công anh..

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Em hãy phân biệt sự khác nhau trong vai trò của vacxin và thuốc kháng sinh trong việc phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi.

Hướng dẫn giải

  • Vacxin là chất có khả năng kháng nguyên, được đưa vào cơ thể nhằm gây sự xuất hiên kháng thể đến mức độ đủ miễn dịch cho con vật chống một bênh nhất định nào đó.

  • Thuốc kháng sinh là chất có tác dụng ngăn cản, kìm hãm sự sống, sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn. Tạo điều kiên cho các cơ chế đề kháng của cơ thể.

Bài 2:

Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp nào? Khi sử dụng kháng sinh cần chú ý những đặc điểm gì?

Hướng dẫn giải

  • Thuốc kháng sinh là chất có tác dụng ngăn cản, kìm hãm sự sống, sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn. Tạo điều kiên cho các cơ chế đề kháng của cơ thể.

  • Có loại kháng sinh lấy từ nấm (chiết xuất từ những nấm vi sinh vật khác nhau hoặc chế tạo bằng tổng hợp) và kháng sinh hóa học (ví dụ Sunfamid).

  • Muốn trị bênh tốt, hiệu quả phải dùng kháng sinh sớm và liều cao liên tục. Kháng sinh được chọn phải có hoạt lực với vi khuẩn đã xác định và có khả năng khuếch tán trong ổ có vi khuẩn. Nếu điều trị kháng sinh không đúng phương pháp có nguy cơ tạo nên những dòng vi khuẩn kháng thuốc chống lại kháng sinh.

  • Có thể dùng kháng sinh thêm vào thức ăn nhưng với liều lượng thấp (vài gam/1 tấn thức ăn). Không phải với mục đích chữa bệnh mà nhằm kích thích sinh trưởng của súc vật non, tăng tỉ lệ hấp thu thức ăn, giảm tỉ lệ chết vật nuôi non. Tuy nhiên nếu bổ sung kháng sinh vào thức ăn không đúng phương pháp có thể gây hậu quả xấu đó là tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc chống lại kháng sinh đã dùng.

  • Phải dùng đúng liều chỉ đinh

    • Penicilin không dùng với vật nuôi có tiền sử choáng, di ứng với penicilin.

    • Dùng kháng sinh khi đã có chỉ đinh càng sớm càng tốt.

    • Xác đinh đúng liều lượng với từng loại vật nuôi.

    • Khi uống, tiêm kháng sinh và các loại vacxin cho vật nuôi nếu thấy các triệu chứng như: bồn chồn, quay cuồng, khó thở, cánh mũi phập phồng, toàn thân mệt mỏi, run rẩy, chảy rãi rớt, mẩn ngứa, mề đay, ban đỏ, xuất huyết ở vùng niêm mạc ở những nơi da mỏng, ít lông, sốt hôn mê... đó là hiện tượng choáng phản vệ.

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Một số vac xin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Phân biệt được vai trò của thuốc kháng sinh và vacxin trong việc phòng chống bệnh cho vật nuôi.

  • Hiểu được đặc điểm quan trọng của vacxin và thuốc kháng sinh có liên quan đến việc bảo quản và sử dụng thuốc.

  • Biết được một số loại thuốc vacxin, thuốc kháng sinh thường dùng trong chăn nuôi.

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 10 Bài 37 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 37 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu có thắc mắc về nội dung bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học tiếp theo:

>> Bài trước: Bài 36: Thực hành quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà mắc bệnh Niu cát xơn và các trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do vi rút

>> Bài sau: Bài 38: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vacxin và thuốc kháng sinh

Chúc các em học tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?