Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản

Trong chăn nuôi và thủy sản để đạt được năng suất cao ngoài yêu cầu về giống, dinh dưỡng thì điều kiện để tạo một môi trường sống tốt cho vật nuôi cũng rất quan trọng. Vậy để tạo một môi trường sống tốt cho vật nuôi và thủy sản cần có những điều kiện gì? Chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay để có được câu trả lời nhé. Mời các em cùng nghiên cứu Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản.

Tóm tắt lý thuyết

I. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi.

1. Một số yêu cầu kĩ thuật của chuồng trại chăn nuôi.

a. Địa điểm xây dựng.

  • Yên tĩnh

  • Không gây ô nhiễm

  • Thuận tiện

b. Hướng chuồng

  • Ấm về mùa đông

  • Mát về mùa hè

  • Đủ ánh sáng

c. Nền chuồng

  • Có độ dốc, không đọng nước. Luôn thoáng mát khô ráo, sạch sẽ, dốc 3- 5o

  • Bền, không trơn, kín đáo, không ẩm ướt, không trơn trượt, dễ đi lại

  • Thoát phân dễ dàng, vệ sinh thuận tiện

d. Kiến trúc xây dựng

  • Thuận tiện chăm sóc, quản  lý.

  • Phù hợp với đặc điểm sinh lý.

  • Có hệ thống vệ sinh tốt.

2. Sử lý chất thải chống ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

a, Tầm quan trọng của việc xử lí chất thải

  • Giải quyết nguồn chất thải chăn nuôi

  • Giảm ô nhiễm không khí, nguồn nước, môi trường sống của con người

  • Tránh lây lan dịch bệnh cho con người và vật nuôi.

b, Phương pháp xử lý chất thải:

  • Công nghệ bioga: Dùng bể chứa chất thải cho lên men VSV yếm khí sinh ra khí ga dùng làm nhiên liệu.

  • Cấu tạo:

    • Bể nhập nhiên liệu: Có vai trò ổn định và duy trì áp lực khí trong bể phân hủy đồng thời đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống. 

    • Bể phân huỷ: Là nơi diễn ra quá trình phân hủy các chất rắn trong chăn nuôi.

    • Bể điều áp: Có vai trò ổn định và duy trì áp lực khí trong bể phân hủy đồng thời đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống. 

    • Ống dẫn khí: Có chức năng dẫn khí sinh hoc đến nơi sử dung.

  • Nguyên lí hoạt động:

    • Chất thải sẽ đươc các VSV lên men yếm khí tao ra các khí sinh học bao gồm: CH4 chiếm 60-70% , CO2 chiếm 20 - 30%, và các khí khác như H2; H2S;…………H2O.

Mô hình sử dụng công nghệ Biogas

c. Lợi ích của việc sử lý chất thải bằng công nghệ bioga

  • Giảm ô nhiễm môi trường.

  • Giải quyết vấn đề chất đốt ở nông thôn.

  • Tăng hiệu quả sử dụng phân bón cây trồng.

  • Nước thải của hầm Biôga còn sử dụng để nuôi cá.

II. Chuẩn bị ao nuôi cá

1. Các tiêu chuẩn:

  • Diện tích: 0,5 - 1 ha càng rộng cá càng chóng lớn

  • Độ sâu: 1,8 - 2m nước

  • Lớp bùn đáy từ 20 - 30cm

  • Nguồn nước và chất lượng nước: không nhiễm bẩn, PH thích hợp

2. Quy trình chuẩn bị:

a. Mục đích

  • Tạo môi trường thuận lợi cho cá sống, sinh trưởng, phát triển ngay từ những ngày đầu, hạn chế hao hụt và bệnh tật đến mức thấp nhất

b. Quy trình

  • Gồm có 5 bước:

    • Tu bổ ao: tháo cạn nước, tu sửa hệ thống cấp thoát nước, lấp hang hốc chống rò rỉ

    • Diệt tạp khử chua: vét bùn rắc vôi, phơi đáy ao…

    • Bón phân gây màu nước: bón phân chuồng, phân xanh,

    • Lấy nước vào ao: lần 1 (30-40cm, ngâm 5-7ngay) lân 2 (mực nước từ 1,5 – 2m)

    • Kiểm tra nước và thả cá.

MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI CÁ 

Nuôi cá ruộng lúa

Nuôi cá kết hợp

Nuôi cá lồng bè 

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Vì sao phải xử lí chất thải chăn nuôi? Xử lí chất thải bằng công nghiệp bioga có lợi ích gì?

Hướng dẫn giải

  • Phải xử lí chất thải chăn nuôi để: Giữ vệ sinh và tận dụng sản phẩm từ các chất thải là khí gas phục vụ đun nấu các gia đình

  • Xử lí chất thải bằng công nghiệp bioga: Phân các loại vật nuôi cùng với rác thải, các chất độn chuồng khi được tập trung lại tại một bể chứa, các chất hữu cơ, phân, rác thải xảy ra quá trình lên men kị khí và khí thu được có tới 65% là mêtan (CH4) + 35% CO2. Các khí này được giữ lại tại các bình chứa, dùng ống dẫn an toàn làm khí đốt phục vụ hàng ngày như khí ga, vừa tiên dụng, lại tiết kiêm được năng lượng và giữ vê sinh môi trường.

Bài 2:

Nêu các tiêu chuẩn của ao nuôi cá. Quy trình chuẩn bị nuôi ao cá.

Hướng dẫn giải

  • Tiêu chuẩn:

    • Ao nuôi cá phải có điều kiên thích hợp cho cá sinh trưởng phát triển tốt.

    • Ao phải có nguồn nước đầy đủ, sạch, không độc, độ pH = 6,8 - 8,0, thích hợp với từng loại cá khác nhau, chất đất màu mỡ, tốt nhất là đất thịt hay đất sét.

    • Đáy ao nên có lớp bùn dày 10-15cm. Có bờ vững chắc cao hơn mức nước lúc cao nhất 0,5-0,6m. Không có lỗ thủng để rò rỉ nước, mặt ao quang đãng, không bị cây thủy sinh che hết mặt thoáng, có mương, cống thoát và cấp nước với hê thống đăng bảo vê chắc chắn.

    • Ao nuôi cá thịt thường có diên tích từ 200m2 đến 1000m2. Nước sâu 1,5-3m.

  • Quy trình chuẩn bị ao cá:

    • Dọn sạch cỏ rác, lấp các hang hốc để hạn chế nơi cư trú của sinh vật gây hại.

    • Đắp bờ ao cao hơn mực nước tối đa 50-60cm. Vét bùn ở đáy ao, chỉ nên để lại một lượng bùn nhất định tối đa là 15-20cm.

    • Tẩy ao: thông thường người ta dùng vôi sống để tẩy ao, có thể dùng 7-10kg vôi sống/1000m2. Rải đều vôi khắp mặt ao. Nếu dùng vôi đã tôi thì số lượng gấp 2 lần vôi bột.

    • Sau 3-4 ngày phơi ao, diêt hết cá tạp, tiến hành bón lót để chuẩn bi thức ăn cho cá. Hòa tan vào nước khoảng 30-40kg phân chuồng hoai mục, rồi té đều cho khoảng 100m2 mặt ao. Dùng 30-50kg phân xanh bó từng bó nhỏ dìm xuống ao để sau khi tháo nước vào sẽ hoai mục dần.

    • Tháo nước: Sau khi bón lót tháo dần nước vào ao. Sau 3-5 ngày nhiêt độ nước trong ao khoảng 20-30oC thì có thể thả cá giống vào để nuôi.

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản., sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Nêu và giải thích một số yêu cầu về kĩ thuật của chuồng traị chăn nuôi.

  • Nêu và giải thích tầm quan trọng của việc xử lí chất thải, lợi ích của phương pháp xử lí chất thải bằng bioga.

  • Nêu và giải thích được tiêu chuẩn của ao nuôi cá, quy trình chuẩn bị ao nuôi cá.

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 10 Bài 34 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 34 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu có thắc mắc về nội dung bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học tiếp theo:

>> Bài trước: Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi

>> Bài sau: Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi

Chúc các em học tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?