Bài 36: Tổng kết về cây có hoa

Nội dung bài học Tổng kết về cây có hoa hệ thống hoá những kiến thức về cấu tạo và chức năng của các cơ quan ở cây có hoa. Hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây trồng trong hoạt động sống, tạo thành một cơ thể toàn vẹn từ đó vận dụng kiến thức để giải thích được một vài hiện tượng trong thực tế trồng trọt. Đặc điểm thích nghi của thực vật với các loại môi trường khác nhau (dưới nước,trên cạn, sa mạc, bãi lầy, ven biển)

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cây là một thể thống nhất

a. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa

Sơ đồ cây có hoa

Hình 1: Sơ đồ cây có hoa

I.Rễ II.Lá III.Hoa IV.Quả V.Hạt VI.Thân
 

Các chức năng chính của mỗi cơ quan

Đặc điểm chính về cấu tạo

1. Bảo vệ và góp phần phát tán hạt

c. Gồm vỏ quả và hạt

2. Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước.

e. Những tế bào vách mỏng chứa nhiều lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khí đóng mở được

3. Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.

d. Mang hạt phấn chứa các tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái.

4. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây

b. Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây

5. Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.

g. Gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ

6. Hấp thụ nước và các muối khoáng cho cây

a. Có các tế bào biểu bì kéo dài thành lông hút

Bảng 1: Đặc điểm và chức năng chính của mỗi cơ quan trong cây

Mối quan hệ về chức năng của rễ, thân, lá

Hình 2: Mối quan hệ về chức năng của rễ, thân, lá

b. Cây là một thể thống nhất

Cây là một thể thống nhất vì:

  • Có sự phù hợp giữa  cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan.
  • Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
  • Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây. 

1.2. Cây xanh với môi trường

a. Các cây sống dưới nước

Cây sống dưới nước

Hình 3: Cây sống dưới nước

 

  • Cây súng trắng có lá to, hình tròn để hứng được nhiều ánh sáng.
  • Cây rong đuôi chó có lá nhỏ, hình dải để giảm sức cản của dòng nước.

Cây bèo tây trên nước và trên cạn

Hình 4: Cây bèo tây trên nước và trên cạn

  • Cây bèo tây khi sống nỗi trên mặt nước thì có cuống lá phình to nhẹ xốp.

  • Cây bèo tây khi sống trên cạn có cuống dài cứng

  • Giúp cây thích nghi với môi trường nước

b. Các cây sống trên cạn

Cây sống trên cạn

Hình 5: Cây sống trên cạn

Cây sống ở nơi rậm rạp

Hình 6: Cây sống ở nơi rậm rạp

  • Cây mọc trong rừng  thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn

c. Cây sống trong môi trường đặc biệt

Cây rễ ngập nước

Hình 7: Cây rễ ngập nước

Cây mọng nước

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

So sánh cuống lá của cây bèo ở trên cạn và dưới nước có gì khác nhau? Giải thích tại sao?

So sánh cuống lá của cây bèo tây

A- Cây bèo tây khi sống trôi nổi trên mặt nước

B- Cây bèo tây khi sống ở trên cạn.

Hướng dẫn:

Khi sống trôi nổi trên mặt nước thì cuống bèo tây phình to, xốp và mềm ⇒ Chứa không khí giúp cây nổi lên.

Khi sống trên cạn thì cuống bèo tây nhỏ, dài, cứng hơn cây bèo tây khi sống dưới nước ⇒ Giảm sức cản của gió giúp cây đứng vững trên cạn.

Bài 2:

Vì sao cây mọc ở nơi đất khô hạn rễ phải ăn sâu hoặc lan rộng ? 

Thân thấp phân cành nhiều

Hình: Thân thấp phân cành nhiều

Hướng dẫn:

Rễ ăn sâu thì mới tìm được nguồn nước.

Lan rộng : mới có thể hút được sương đêm

Bài 3:

Lá cây ở nơi khô hạn thường có lớp lông hoặc sáp phủ ngoài có tác dụng gì?

Lá cây ở nơi khô hạn thường có lớp lông

Hướng dẫn:

Lá cây ở nơi khô hạn thường có lớp lông hoặc sáp phủ ngoài có tác dụng giảm sự thoát hơi nước.

Bài 4:

Vì sao cây mọc ở đồi trống thì thân thấp, phân nhiều cành?

Vì sao cây mọc trong rừng rậm thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn?

Hướng dẫn:

Đồi trống có đủ ánh sáng nên phân nhiều cành.

Trong rừng rậm ánh sáng thường khó lọt được suống dưới thấp nên cây thường vươn cao để thu nhận được ánh sáng ở tầng trên.

3. Luyện tập Bài 36 Sinh học 6

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 36 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 6 Bài 36 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 117 SGK Sinh học 6

Bài tập 2 trang 117 SGK Sinh học 6

Bài tập 3 trang 117 SGK Sinh học 6

Bài tập 7 trang 61 SBT Sinh học 6

Bài tập 9 trang 64 SBT Sinh học 6

Bài tập 10 trang 64 SBT Sinh học 6

Bài tập 15 trang 67 SBT Sinh học 6

Bài tập 6 trang 60 SBT Sinh học 6

4. Hỏi đáp Bài 36 Chương 7 Sinh học 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?