Nội dung bài học Hạt và các bộ phận của hạt tìm hiểu về các bộ phận của hạt : hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Các cấu tạo của hạt
Hình 1: Cấu tạo của hạt
A- Một nửa hạt đậu đen đã bóc vỏ; B-Hạt ngô đã bóc vỏ
Câu hỏi | Hạt đỗ đen | Hạt ngô |
1. Hạt gồm những bộ phận nào? | Vỏ và phôi | Vỏ,phôi, nhũ phôi |
2. Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt? | Vỏ hạt | Vỏ hạt |
3.Phôi gồm những bộ phận nào? | Chồi, lá, thân và rễ mầm | Chồi, lá, thân và rễ mầm |
4. Phôi có mấy lá mầm? | 2 lá mầm | 1 lá mầm |
5. Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu. | ở 2 lá mầm | ở phôi nhũ |
1.2. Phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá mầm
So sánh hạt đỗ đen và hạt ngô
a. Giống nhau
- Hạt đều gồm có vỏ và phôi.
- Phôi đều gồm có các bộ phận: Lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm.
b. Khác nhau
Đặc điểm | Hạt đỗ đen | Hạt ngô |
Phôi nhũ | Không có | Có |
Số lá mầm | Hai | Một |
Bộ phận chứa chất dinh dưỡng dự trữ | Hai lá mầm | Phôi nhũ |
Kết luận | Hạt hai lá mầm | Hạt một lá mầm |
Ví dụ hạt khác | Hạt lạc,hạt bưởi,... | Hạt thóc,hạt kê,... |
Hình 2: Cây một lá mầm và cây hai lá mầm
-
Cây hai lá mầm: Phôi của hạt có hai lá mầm. (đỗ đen, lạc, bưởi, cam ...)
-
Cây một lá mầm: Phôi của hạt chỉ có một lá mầm. (Ngô, lúa, kê, ...)
Bài tập minh họa
Bài 1:
Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?
Hướng dẫn:
Hạt để làm giống cần đủ các điều kiện sau:
- Hạt to, chắc, mẩy: Có nhiều chất dinh dưỡng và có phôi khỏe.
- Đảm bảo cho hạt nảy mầm phát triển thành cây con.
- Hạt không bị sâu bệnh: Cây non không bị sâu bệnh.
3. Luyện tập Bài 33 Sinh học 6
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 33 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Cau
- B. Lúa
- C. Ngô
- D. Lạc
-
- A. Lá mầm
- B. Phôi nhũ
- C. Tất cả phương án trên
- D. Chồi mầm
-
- A. Tất cả phương án sau
- B. Lá mầm
- C. Phôi nhũ
- D. Chồi mầm
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 6 Bài 33 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 109 SGK Sinh học 6
Bài tập 2 trang 109 SGK Sinh học 6
Bài tập 3 trang 109 SGK Sinh học 6
Bài tập 4 trang 109 SGK Sinh học 6
Bài tập 2 trang 58 SBT Sinh học 6
Bài tập 3 trang 59 SBT Sinh học 6
Bài tập 4 trang 63 SBT Sinh học 6
Bài tập 5 trang 63 SBT Sinh học 6
Bài tập 7 trang 65 SBT Sinh học 6
Bài tập 8 trang 66 SBT Sinh học 6
Bài tập 9 trang 66 SBT Sinh học 6
Bài tập 10 trang 66 SBT Sinh học 6
4. Hỏi đáp Bài 33 Chương 7 Sinh học 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!