Bài 36: Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp

Chúng ta đã biết động cơ đốt trong được ứng dụng rộng rãi trong các ngành giao thông vận tải như: ô tô, xe máy, tàu thuỷ… Ngoài ra động cơ đốt trong còn được ứng dụng rộng rãi trong ngành nông nghiệp như : máy cày, máy kéo, máy công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Để hiểu rõ ứng dụng của động cơ đốt trong cho các máy nông nghiệp, nguyên tắc hoạt động của nó như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 36: Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp để tìm ra câu trả lời nhé. Mời các em theo dõi nội dung bài học !

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặc điểm

  • Động cơ đốt trong trên máy nông nghiệp thường là động cơ Điêzen:

  • Công suất không lớn.

  • Có tốc độ quay trung bình, làm mát bằng nước.

  • Khởi động bằng tay hoặc bằng động cơ phụ.

  • Hệ số dự trữ công suất lớn.

1.2. Đặc điểm hệ thống truyền lực trên máy nông nghiệp

  • Nguyên tắc ứng dụng:

    • Động cơ truyền mô men đến bánh công tác thông qua hệ thống truyền lực.

    • Cách bố trí hệ thống truyền lực máy kéo tương tự như trên ôtô

1.2.1. Hệ thống tryền lực của máy kéo bánh hơi

  • Sơ đồ cấu tạo :

Sơ đồ hệ thống truyền lực

1. Động cơ
2. Ly hợp
3. Hộp số
4, 11. Truyền lực chính
5, 12. Bộ vi sai
6, 13. Truyền lực cuối cùng
7, 14. Bánh xe chủ động
8, 10. Truyền lực cácđăng
9. Hộp số phân phối

  • Nguyên lí hoạt động:

    • Mômen quay được truyền từ động cơ  1 đến bánh xe chủ động 7, qua li hợp 2, hộp số 3, truyền lực chính 4, bộ vi sai 5 và truyền lực cuối cùng 6.

  • Đặc điểm riêng:

    • Tỉ số truyền mô men lớn.

    • Nhất thiết phải bố trí truyền lực cuối cùng.

    • Trường hợp bánh trước và bánh sau đều là bánh xe chủ động, phân phối mô men ra bánh sau có thể trực tiếp từ hộp số chính hoặc qua hộp số phân phối.

    • Có trục trích công suất.

1.2.2. Hệ thống truyền lực của máy kéo xích.

  • Sơ đồ cấu tạo : 

Sơ đồ hệ thống truyền lực với cơ cấu quay vòng đặt sau truyền lực chính

1. Động cơ
2. Ly hợp
3. Hộp số
4. Truyền lực chính
5. Cơ cấu quay vòng
6. Truyền lực cuối cùng
7. Các bánh sau chủ động
8. Xích

  • Nguyên lí hoạt động:

    • Mô men quay từ động cơ 1, truyền qua li hợp 2, hộp số 3, truyền lực chính 4, đến cơ cấu bánh sau để quay dải xích 8.

    • Cơ cấu quay vòng 5 cho phép thay đổi tốc độ lăn của các dải xích.

    • Khi giảm tốc độ lăn của một trong hai dải xích, máy kéo sẽ quay vòng về phía dải xích đó.

  • Đặc điểm: (Giống máy kéo bánh hơi)

    • Mô men quay trên bánh sau rất lớn.

    • Hệ thống truyền lực còn có nhiệm vụ lái nhờ cơ cấu quay vòng đặt sau truyền lực chính hoặc cơ cấu quay vòng đặt trong hộp số. 

Giới thiệu một số máy nông nghiệp

          

         

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Nêu đặc điểm của động cơ dùng cho máy nông nghiệp.

Hướng dẫn giải

  • Động cơ đốt trong trên máy nông nghiệp thường là động cơ điêzen, có những đặc điểm sau :

  • Công suất không lớn.

  • Có tốc độ quay trung bình.

  • Làm mát bằng nước.

  • Khởi động bằng tay hoặc động cơ phụ (động cơ xăng).

  • Hệ số dự trữ công suất lớn.

Bài 2:

Trình bày đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh hơi.

Hướng dẫn giải

  • Máy kéo thường chuyên động với tốc độ thấp, trên đất lầy, dễ xảy ra quá tải, nên hệ thống truyền lực có nhừng đặc điểm riêng:

  • Tỉ số truyền momen từ động cơ đến bánh xe chủ động lớn.

  • Nhất thiết phải bố trí truyền lực cuối cùng.

  • Trong trường hợp bánh trước và bánh sau đều là bánh xe chủ động, phân phối momen ra bánh sau có thể trực tiếp từ hộp sô chính hoặc qua hộp số phân phối.

  • Có trục trích công suất.

Bài 3:

Trình bày đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo xích.

Hướng dẫn giải

  • Đặc điểm 

    • Mô men quay trên bánh sau rất lớn.

    • Hệ thống truyền lực máy kéo bánh xích còn có nhiệm vụ lái nhờ cơ cấu quay vòng đặt sau truyền lực chính hoặc cơ cấu quay vòng đặt trong hộp số.

3. Luyện tập Bài 36 Công Nghệ 11 

Như tên tiêu đề của bài Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Đặc điểm của động cơ đốt trong  và hệ thống truyền lực dùng cho một số  máy nông nghiệp.

  • Nhận biết được vị trí các bộ phận của hệ thống truyền lực dùng cho máy nông nghiệp. 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 36 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Bài 36 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 152 SGK Công nghệ 11

Bài tập 2 trang 152 SGK Công nghệ 11

Bài tập 3 trang 152 SGK Công nghệ 11

4. Hỏi đáp Bài 36 Chương 7 Công Nghệ 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?