Bài 34: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình

Các chất rắn được phân thành 2 loại: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. Vậy thì cách phân loại này dựa trên những đặc điểm gì về cấu trúc và tính chất của các chất rắn?  Câu trả lời dành cho chúng ta sẽ nằm trong nội dung bài học ngày hôm nay. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 34: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Chất rắn kết tinh

2.1.1. Cấu trúc tinh thể

  • Cấu trúc tinh thể hay tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt ( nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.

  • Chất rắn có cấu trúc tinh thể gọi là chất rắn kết tinh.

  • Kích thước tinh thể của một chất tuỳ thuộc quá trình hình thành tinh thể diễn biến nhanh hay chậm (tốc độ kết tinh càng nhỏ, tinh thể có kích thước càng lớn).

Quan sát mạng tinh thể muối   Quan sát mạng tinh thể muối   Quan sát mạng tinh thể muối

Quan sát mạng tinh thể muối ăn NaCl

2.1.2. Các đặc tính của chất rắn kết tinh

  • Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau. Ví dụ: kim cương và than chì....

  • Mỗi chất rắn kết tinh ứng với mỗi cấu trúc tinh thể có một nhiệt độ nóng chảy xác định không đổi ở mỗi áp suất cho trước.

    • Ví dụ: nước đá là \(0^oC\); thiết \(232^oC\); sắt \(1530^oC\);...

  • Chất rắn kết tinh có 2 loại:

    • Chất rắn đơn tinh thể được cấu tạo từ một tinh thể.

      • Ví dụ: Muối, thạch anh, kim cương...

      • Có tính chất dị hướng.

    • Chất rắn đa tinh thể được cấu tạo từ vô số tinh thể rất nhỏ liên kết hỗn độn với nhau.  

      • Ví dụ: sắt, đồng,...

      • Có tính chất đẳng hướng.

2.1.3. Ứng dụng của các chất rắn kết tinh.

  •   Các đơn tinh thể silic và giemani được dùng làm các linh kiện bán dẫn. Kim cương rất cứng nên được dùng làm mũi khoan, dao cát kính.

  •   Kim loại và hợp kim được dùng phổ biến trong các ngành công nghệ khác nhau như luyện kim, chế tạo máy, xây dựng cầu đường…

Dùng làm các linh kiện điện tử, linh kiện bán dẫn

Dùng làm các linh kiện điện tử, linh kiện bán dẫn .

 

2.2. Chất rắn vô định hình.

  • Chất rắn vô định hình là các chất không có cấu trúc tinh thể , do đó chúng không có dạng hình học xác định.

  • Các chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng và không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi bị nung nóng, chúng mềm dần và chuyển sang thể lỏng.

  • Lưu ý : Một số chất rắn như đường, lưu huỳnh, … có thể tồn tại ở dạng tinh thể hoặc vô định hình.

  • Các chất vô định hình như thuỷ tinh, các loại nhựa, cao su, … được dùng phổ biến trong nhiều ngành công nghệ khác nhau, do có nhiều đặc tính rất quý ( dễ tạo hình, không bị gỉ… )

Ứng dụng của chất rắn vô định hình .

Ứng dụng của chất rắn vô định hình .

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Phân loại các chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng?

A. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình.

B. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

C. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình.

D. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể.

Hướng dẫn giải:

  • Có 2 cách phân loại chất rắn là chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

⇒ Chọn B.

Bài 2:

Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không liên quan đến chất rắn kết tinh?

A. Có dạng hình học xác định.

B. Có cấu trúc tinh thể.

C. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định.

D. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Hướng dẫn giải:

  • Chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể, có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định.

⇒ Chọn C

4. Luyện tập Bài 34 Vật lý 10

Qua bài giảng Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :

  • Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dực trên cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng.

  • Phân biệt được chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể dực trên tính dị hướng và tính đẳng hướng.

  • Nêu được những yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất của các chất rắn dực trên cấy trúc tinh thể, kích thước tinh thể, kích thước tinh thể và cách sắp xếp tinh thể.

  • Nêu được những ứng dụng của các chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất và đời sống.

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 6- Câu 14: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 10 Bài 34 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C1 trang 247 SGK Vật lý 10 nâng cao

Bài tập C2 trang 249 SGK Vật lý 10 nâng cao

Bài tập 34-35.1 trang 85 SBT Vật lý 10

Bài tập 34-35.2 trang 85 SBT Vật lý 10

Bài tập 34-35.3 trang 85 SBT Vật lý 10

Bài tập 34-35.4 trang 85 SBT Vật lý 10

Bài tập 34-35.5 trang 86 SBT Vật lý 10

Bài tập 34-35.6 trang 86 SBT Vật lý 10

Bài tập 34-35.7 trang 86 SBT Vật lý 10

Bài tập 34-35.8 trang 86 SBT Vật lý 10

Bài tập 34-35.9 trang 86 SBT Vật lý 10

Bài tập 34-35.10 trang 86 SBT Vật lý 10

5. Hỏi đáp Bài 34 Chương 7 Vật lý 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?