Bài 39: Độ ẩm của không khí

Khái niệm "độ ẩm không khí" thường xuất hiện trong các chuyên mục dự báo thời tiết hẳn là không hề xa lạ với chúng ta. Vậy thì nó có ý nghĩa như thế nào ? Chúng ta sẽ có câu trả lời sau khi nghiên cứu nội dung bài học ngày hôm nay. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 39: Độ ẩm của không khí

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại.

2.1.1. Độ ẩm tuyệt đối.

  • Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng được đo bằng khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong \(1m^3\) không khí.

  • Đơn vị của độ ẩm tuyệt đối là \(g/m^3\).

2.1.2. Độ ẩm cực đại.

  • Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bảo hoà. Giá trị của độ ẩm cực đại A tăng theo nhiệt độ.

  • Đơn vị của độ ẩm cực đại là \(g/m^3\).

  • Chú ý: độ ẩm cực đại được lấy bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa, ví dụ: độ ẩm cực đại ở 28oC là 27,2(g/m3).

2.2. Độ ẩm tỉ đối.

  • Độ ẩm tuyệt đối a chưa cho biết không khí ẩm nhiều hay ẩm ít, vì nhiệt độ càng thấp thì hơi nước càng dễ bão hòa và độ ẩm tuyệt đối càng gần độ ẩm cực đại.  

  • Để mô tả mức độ ẩm của không khí ở mỗi nhiệt độ, người ta dùng độ ẩm tỉ đối \(f\).

  • Độ ẩm tỉ đối \(f\) của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ :

\(f=\frac{a}{A}.100%\)

  • Hoặc tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất pbh của hơi nước bảo hoà trong không khí ở cùng một nhiệt độ.

\(f = \frac{p}{{{p_b}_h}}.100\% \)

  • Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao.

  • Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các ẩm kế : Am kế tóc, ẩm kế khô – ướt, ẩm kế điểm sương.

2.3. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí.

  • Độ ẩm không khí ảnh hưởng rất lớn đến rất nhiều quá trình trên trái đất. Các giá trị đo lường về độ ẩm của không khí giúp ích cho việc dự đoán được thời tiết.

Độ ẩm không khí là gì? vai trò của độ ẩm không khí

  • Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh.

  • Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% sẽ tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại dễ làm ẩm mốc hàng hóa trong kho và làm hư hỏng máy móc, dụng cụ điện tử, cơ khí, khí tài quân sự.

  • Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió, …

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Không khí ở \(30^oC\) có độ ẩm tuyệt đối là 21,53 \(g/m^3\). Hãy tính độ ẩm cực đại và suy ra độ ẩm tỉ đối của không khí ở \(30^oC\).

Hướng dẫn giải:

  • Ta có:

    • Không khí ở  \(30^oC\) có độ ẩm cực đại là A = 30,29 \(g/m^3\).

    • Theo đề bài thì ở \(30^oC\) độ ẩm tuyệt đối của không khí là \(\alpha\) = 21,53 \(g/m^3\).

    • Độ ẩm tỉ đối của không khí ở \(30^oC\) bằng:

\(f=\frac{\alpha }{A}=\frac{21.53}{30.29}=0,711=71,1\%\)

Bài 2:

Buổi sáng, nhiệt độ không khí là 230C và độ ẩm tỉ đối là 80%. Buổi trưa, nhiệt độ không khí là 300C và độ ẩm tỉ đối là 60%. Hỏi vào buổi nào không khí chứa nhiều hơi nước hơn?

Hướng dẫn giải:

  • Ta có:

    • Buổi sáng nhiệt độ không khí là \(t_1\) = \(23^oC\), độ ẩm tỉ đối là \(f_1\) = 80%.

    • Mặt khác, độ ẩm cực đại (đo bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí) ở nhiệt độ \(23^oC\) là \(A_1\) = 20,60 \(g/m^3\).

    • Độ ẩm tuyệt đối của không khí ở \(23^oC\) là:   \(a_1 = f_1. A_1 = 80\%.20,6 = 16,48 g/m^3\)

    • Buổi trưa nhiệt độ không khí là \(t_2\) = \(30^oC\) và độ ẩm tỉ đối \(f_2\) = 60%.

    • Mặt khác, độ ẩm cực đại (đo bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí) ở nhiệt độ \(30^oC\) là \(A_2\) = 30,29 \(g/m^3\).

    • Độ ẩm tuyệt đối của không khí ở \(30^oC\) là:

                      \(a_2 = f_2. A_2 = 60\%. 30,29 = 18,174 g/m^3.\)

⇒ Theo trên ta thấy 1 m3 không khí buổi sáng chi chứa 16,48g hơi nước, còn buổi trưa tới 18,174 \(g/m^3\).

⇒ Như vậy không khí buổi trưa chứa nhiều hơi nước hơn so với buổi sáng.

4. Luyện tập Bài 39 Vật lý 10

Qua bài giảng Độ ẩm của không khí này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :

  • Định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại.

  • Định nghĩa được độ ẩm tỉ đối.

  • Phân biệt được sự khác nhau giũa các độ ẩm nói trên và nêu được ý nghĩa của chúng.

  • Quan sát các hiện tượng tự nhiên về độ ẩm.

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 6- Câu 14: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 10 Bài 39 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 8 trang 214 SGK Vật lý 10

Bài tập 9 trang 214 SGK Vật lý 10

Bài tập 39.1 trang 93 SBT Vật lý 10

Bài tập 39.2 trang 93 SBT Vật lý 10

Bài tập 39.3 trang 93 SBT Vật lý 10

Bài tập 39.4 trang 93 SBT Vật lý 10

Bài tập 39.5 trang 93 SBT Vật lý 10

Bài tập 39.6 trang 93 SBT Vật lý 10

Bài tập 39.7 trang 94 SBT Vật lý 10

Bài tập 39.8 trang 94 SBT Vật lý 10

Bài tập 39.9 trang 94 SBT Vật lý 10

Bài tập 39.10 trang 94 SBT Vật lý 10

5. Hỏi đáp Bài 39 Chương 7 Vật lý 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?