Bài tập SGK Hóa Học 9 Bài 32 Luyện tập chương 3 Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
-
Bài tập 1 trang 103 SGK Hóa học 9
Căn cứ vào sơ đồ sau:
Hãy viết phương trình hóa học với phi kim cụ thể là lưu huỳnh.
-
Bài tập 2 trang 103 SGK Hóa học 9
Hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của clo theo sơ đồ sau:
-
Bài tập 3 trang 103 SGK Hóa học 9
Hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của cacbon và một số hợp chất của nó theo sơ đồ sau:
-
Bài tập 4 trang 103 SGK Hóa học 9
Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết:
- Cấu tạo nguyên tử của A.
- Tính chất hóa học đặc trưng của A.
- So sánh tính chất hóa học của A với các nguyên tố lân cận.
-
Bài tập 5 trang 103 SGK Hóa học 9
a) Hãy xác định công thức của một loại oxit sắt, biết rằng khi cho 32g oxit sắt này tác dụng hoàn toàn với khí cacbon oxit thì thu được 22,4g chất rắn.
b) Chất khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch nước vôi trong có dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.
-
Bài tập 6 trang 103 SGK Hóa học 9
Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Dẫn khí X vào 500ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể?
-
Bài tập 32.1 trang 40 SBT Hóa học 9
Ngâm hỗn hợp các kim loại Al, Cu, Fe trong mỗi dung dịch sau :
a) Dung dịch CuSO4 (dư).
b) Dung dịch AgNO3 (dư).
c) Dung dịch FeSO4 (dư).
Viết các phương trình hoá học. Kim loại nào thu được trong mỗi trường hợp ?
-
Bài tập 32.2 trang 40 SBT Hóa học 9
Khi cho khí clo tác dụng với kim loại, em có nhận xét gì về mức độ hoạt động hoá học của nguyên tố clo. Cho thí dụ minh hoạ.
-
Bài tập 32.3 trang 40 SBT Hóa học 9
Có bốn mẫu khí A, B, C, D đựng riêng biệt trong các bình thủy tinh. Mỗi khí có một số tính chất trong các tính chất sau:
A. Cháy trong không khí tạo ra chất lỏng không màu (ở nhiệt độ thường), chất lỏng này làm cho đồng(II) sunfat khan màu trắng chuyển thành màu xanh.
B. Độc, cháy với ngọn lửa màu xanh, sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong.
C. Không cháy nhưng làm cho ngọn lửa cháy sáng chói hơn.
D. Không cháy mà còn làm tắt ngọn lửa và làm quỳ tím ẩm hoá đỏ.
Khí nào nói trên là: hiđro, oxi , cacbon đioxit, cacbon oxit ?
-
Bài tập 32.4 trang 40 SBT Hóa học 9
Cặp nguyên tố nào sau đây dễ kết hợp với nhau để tạo thành một hợp chất ổn định ?
a) Zn, Ne
b) H, S
c) Br, Be
d) O, Na
e) K, Kr
-
Bài tập 32.5 trang 41 SBT Hóa học 9
Có 4 lá kim loại: sắt, đồng, nhôm, bạc. Làm thế nào để có thể nhận biết được mỗi kim loại bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình hoá học.
-
Bài tập 32.6 trang 41 SBT Hóa học 9
Trong phòng thí nghiệm có 3 lọ mất nhãn đựng ba chất bột trắng là: BaC03, NaCl, Na2C03. Làm thế nào để nhận ra hoá chất trong mỗi lọ với điều kiện chỉ dùng thêm dung dịch HCl loãng ?