Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 3: Tổ chức Marketing sau đây để tìm hiểu về tổ chức theo chức năng, tổ chức theo địa lý, tổ chức theo sản phẩm, nhãn hiệu, tổ chức theo thị trường.
Tóm tắt lý thuyết
Nhằm thực hiện những công việc về marketing ở một doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xây dựng một cơ cấu tổ chức marketing đủ mạnh. Nếu doanh nghiệp quá nhỏ thì toàn bộ nhiệm vụ marketing có thể giao cho một người. Nếu doanh nghiệp lớn hơn thì có một vài chuyên viên về marketing và đối với doanh nghiệp lớn nữa thì có thể thành lập phòng marketing. Phòng marketing này chỉ đạo thực hiện tất cả chức năng về marketing như: nghiên cứu marketing; quản trị bán hàng, bán hàng, quảng cáo, quản trị sản xuất hàng thông thường và hàng đặt hiệu theo quan điểm marketing, làm dịch vụ khách hàng... Đối với phòng (bộ phận) marketing có thể được tổ chức theo các mô hình khác nhau. Các bộ phận marketing hiện đại được tổ chức theo nhiều cách khác nhau: theo chức năng, theo khu vực địa lý, theo sản phẩm, theo thị trường và theo sản phẩm thị trường.
1. Tổ chức theo chức năng
Tổ chức theo chức năng là một trong mô hình tổ chức phổ biến nhất. Cơ cấu bao gồm các quản trị viên marketing phụ trách phần việc chuyên môn hóa dưới sự lãnh đạo trực tiếp của một Trưởng phòng hay giám đốc phụ trách marketing. Củng có thể thêm quản trị viên dịch vụ khách hàng, quản trị viên vận tải hàng hóa.
Ưu điểm của hình thức tổ chức này là sự chuyên môn hóa theo chức năng và tính đơn giản về hành chính của nó. Khi số lượng sản phẩm nhiều và thị trường của công ty mở rộng thì cơ cấu này trở nên kém hiệu quả.
Tổ chức bộ phận marketing theo chức năng
2. Tổ chức theo địa lý
Khi thị trường của doanh nghiệp phát triển trên phạm vi quốc gia hay quốc tế thì mô hình tổ chức theo chức năng có thể được tổ chức kết hợp vừa theo chức năng vừa theo khu vực địa lý. Tổ chức theo khu vực địa lý cho phép thống nhất chỉ đạo và phối hợp các hoạt động mại vụ. Khoảng cách kiểm soát phụ thuộc vào trình độ, năng lực các quản trị viên và trình độ trang thiết bị hiện đại cho các hoạt động quản trị.
Tổ chức bộ phận Marketing theo địa lý
3. Tổ chức theo sản phẩm, nhãn hiệu
Các công ty sản xuất kinh đoanh nhiều sản'phẩm hay nhiều nhãn hiệu thường thiết lập mô hình theo sản phẩm theo nhãn hiệu. Vai trò của các quản trị viên sản phẩm là triển khai các kế hoạch sản phẩm, xem xét việc thực hiện chúng, dự báo các kết quả và điều chinh.
Quản trị viên sản phẩm triển khai chiến lược cạnh tranh cho sản phẩm, soạn thảo kế hoạch marketing, tiên đoán mức tiêu thụ, cộng tác với các cơ sở quảng cáo để triển khai các chiến lược quảng cáo, khích lệ lực lượng bán hàng và các nhà phân phối ủng hộ sản phẩm, phân tích thành tích của sản phẩm và đề xuất những sự cải tiến sản phẩm để đáp ứng những nhu cầu đang thay đổi của thị trường. Cách tổ chức theo sản phẩm có nhiều ưu điểm.
Một là, quản trị viên sản phẩm điều hợp được các thành viên của marketing mix cho sản phẩm.
Hai là, quản trị viên sản phẩm có thể phản ứng nhanh chóng hơn trước những ách tắc nơi thương trường.
Ba là, các nhãn hiệu nhỏ ít bị lơ là vì có tiếng nói thường xuyên bênh vực cho sản phẩm.
Bốn là, việc quản trị theo sản phẩm là một mảnh đất tuyệt hảo huấn luyện cho các nhà điều hành trẻ, vì nó dựa vào các lĩnh vực hoạt động của công ty.
Tổ chức bộ phận marketing theo sản phẩm, nhãn hiệu
4. Tổ chức theo thị trường
Mô hình tổ chức này thích hợp với những doanh nghiệp kinh doanh trên các thị trường mà khách hàng có những yêu cầu và sở thích khác nhau. Khách hàng được phân theo ngành công nghiệp hoặc kênh phân phối.
Các nhà quản trị từng phân khúc thị trường triển khai các kế hoạch hàng năm, phân tích khuynh hướng phát triển thị trường, đề xuất những sản phẩm mới. Ưu điểm chính của hệ thống tổ chức này là công ty được tổ chức để đáp ứng những nhu cầu của phân khúc khách hàng chuyên biệt.
Tổ chức bộ phận marketing theo thị trường
Ngoài ra, còn có những hĩnh thức tổ chức phức tạp hơn như tổ chức theo ma trận (kết hợp sản phẩm - thị trường), hoặc cấu trúc hỗn hợp (phối hợp các hình thức tổ chức trên).