Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

Bài học này sẽ giúp các em hiểu và trình bày sự cần thiết của bản đồ trong hpcj tập và trong cuộc sống. Nắm được 1 số lưu ý sử dụng bản dồ trong học tập. Đồng thời nắm được kĩ năng sử dụng bản đồ và có thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. Để hiểu được nội dung đó xin mời các em cùng tìm hiểu: Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống

1. Trong học tập 

  •  Bản đồ là phương tiện để học tập và rèn luyện các kĩ năng Địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí.
  • Ví dụ: Xác định vị trí một điểm ở đới khí hậu nào?
  • Thông qua bản đồ:
    • Quy mô hình dạng các nước, các châu lục.
    • Sự phân bố dân cư, trung tâm công nghiệp, núi, sông…
    • Vị trí địa lí của đối tượng.

→Bản đồ được xem là “cuốn sách thứ 2” trong học tập địa lí.

2. Trong đời sống 

  • Được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.
    • Bản đồ chỉ đường: giú người du lịch
    • Dự báo thời tiết.
    • Quân sự: xây dựng phương án tác chiến
    • Sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải…).

1.2. Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập 

1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ

  • Để đọc được một bản đồ trước hết cần xem tỉ lệ của bản đồ, các ký hiệu của bản đồ dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

a. Chọn bản đồ phù hợp với nội dung (mục đích) cần tìm hiểu (học tập)
b. Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ bản đồ và kí hiệu trên bản đồ
c. Xác định phương hướng trên bản đồ

  • Để xác định được hướng trên bản đồ, ta cần phải dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến. Theo quy ước thì đầu trên của kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu dưới chỉ hướng Nam, đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông, đầu bên trái chỉ hướng Tây, những bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến chúng ta cần dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc sau đó xác định hướng còn lại.

2. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, trong Atlat

  • Tìm vị trí đối tượng trên bản đồ, mô tả đối tượng (hình dáng, kích thước, quan hệ không gian …) xác định mối liên hệ tương hỗ, nhân quả giữa các đối tượng, yếu tố … mô tả tổng hợp đối tượng cần khám phá trên bản đồ. 

  • Sử dụng atlát địa lí đòi hỏi phải so sánh, chồng xếp các bản đồ trong tập atlát với nhau để tìm ra các kiến thức cần nắm.
  • Bản đồ không chỉ là đọc các kí hiệu riêng rẽ của bản đồ, mà cần phải hiểu được mối quan hệ giữa các kí hiệu (đối tượng địa lý) ở bản đồ đó.

2. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em cần năm được vai trò quan trọng của bản đồ đối với việc học tập và trong cuộc sống. Cần phải hiểu được mối quan hệ giữa địa lí trong bản dồ và trong Átlat như thế nào. 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 10 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 16 SGK Địa lý 10

Bài tập 2 trang 16 SGK Địa lý 10

Bài tập 3 trang 16 SGK Địa lý 10

Bài tập 1 trang 7 SBT Địa lí 10

Bài tập 2 trang 8 SBT Địa lí 10

Bài tập 3 trang 8 SBT Địa lí 10

Bài tập 4 trang 8 SBT Địa lí 10

Bài tập 5 trang 8 SBT Địa lí 10

Bài tập 6 trang 8 SBT Địa lí 10

3. Hỏi đáp Bài 3 Địa lí 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?