Để giúp các em học sinh có thêm tư liệu tham khảo, Chúng tôi xin giới thiệu tới các em bài học sau: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ. Thông qua bài học, học sinh sẽ phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Cụ thể phương pháp kí hiệu, kí hiệu đường chuyển động, chấm điểm, bản đồ-biểu đồ. Ngoài ra còn có kĩ năng nhận biết được một số phương pháp phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ và Atlát.
Tóm tắt lý thuyết
- Các kí hiệu biểu hiện trên bản đồ chính là ngôn ngữ của bản đồ.
- Từng kí hiệu được thể hiện ở mỗi bản đồ là cả một quá trình chọn lọc cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và mức độ tỉ lệ mà bản đồ cho phép.
1.1. Phương pháp kí hiệu
a. Đối tượng biểu hiện
- Biểu hiện các đtượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. (ví dụ: Thuỷ điện Hoà Bình được đặt trên sông Đà…)
b. Các dạng kí hiệu
(Các dạng kí hiệu)
- Kí hiệu hình học: Sắt, than, crôm, kim cương, vàng, nước khoáng, đá quý.
- Kí hiệu chữ: Apatít, Uranni, Bôxít, Niken, Thuỷ ngân, Antimon, Môlípđen.
- Kí hiệu tượng hình: Rừng nhiệt đới, cây lúa, hoa quả, trâu, hươu, bãi cá , nhà máy.
c. Khả năng biểu hiện
- Tên và vị trí phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
- Cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển
1.2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
a. Đối tượng biểu hiện
- Biểu hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội.
b. Khả năng biểu hiện
- Hướng di chuyển của đối tượng.
- Số lượng, tốc độ của đối tượng di chuyển.
1.3. Phương pháp chấm điểm
a. Đối tượng biểu hiện
-
Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm.
b. Khả năng biểu hiện
- Sự phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
(Sự phân bố dân cư)
1.4. Phương pháp khoanh vùng
a. Đối tượng biểu hiện
- Biểu hiện đối tượng không phân bố trên một vùng khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển những khu vực nhất định.
b. Khả năng biểu hiện
- Sự phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
(Phương pháp khoanh vùng)
1.5. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
a. Đối tượng biểu hiện
- Biểu hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.
b. Khả năng biểu hiện
- Số lượng của đối tượng.
- Chất lượng của đối tượng.
- Cơ cấu của đối tượng
(Phương pháp bản đồ - biểu đồ)
Tổng kết bài học
Phương pháp biểu hiện | Đối tượng biểu hiện | Khả năng biểu hiện |
1. Phương pháp kí hiệu |
|
|
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động |
|
|
3. Phương pháp chấm điểm |
|
|
4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ |
chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ đó. |
|
2. Luyện tập và củng cố
Qua bài học này các em cần nắm các kiến thức cơ bản: Phương pháp kí hiệu, Phương pháp kí hiệu đường chuyển động, Phương pháp chấm điểm, Phương pháp bản đồ – biểu đồ của bài để làm tiền đề của kiến thức nền cơ bản chuẩn bị cho các bài học sau và giúp các em hiểu hơn về địa lý không chỉ nơi em sinh sống mà còn cả đât nước Việt Nam và toàn thế giới.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Phương pháp kí hiệu là:
- A. Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
- B. Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên
và kinh tế-xã hội. - C. Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm có giá trị như nhau.
- D. Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân
chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ đó
-
- A. Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
- B. Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm có giá trị như nhau.
- C. Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên
và kinh tế-xã hội. - D. Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân
chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ đó.
-
- A. Hướng di chuyển của đối tượng.
- B. Cơ cấu của đối tượng
- C. Vị trí phân bố của đối tượng
- D. Khối lượng của đối tượng di chuyển.
Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 10 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 14 SGK Địa lý 10
Bài tập 2 trang 14 SGK Địa lý 10
Bài tập 1 trang 5 SBT Địa lí 10
Bài tập 2 trang 6 SBT Địa lí 10
Bài tập 3 trang 6 SBT Địa lí 10
Bài tập 4 trang 7 SBT Địa lí 10
Bài tập 5 trang 7 SBT Địa lí 10
Bài tập 4 trang 7 SBT Địa lí 10
Bài tập 5 trang 7 SBT Địa lí 10
Bài tập 1 trang 5 Tập bản đồ Địa Lí 10
Bài tập 2 trang 5 Tập bản đồ Địa Lí 10
3. Hỏi đáp Bài 2 Địa lí 10
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!