Bài học cung cấp cho các em khái niệm cũng như phương pháp sản xuất xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Xà phòng
2.1.1. Khái niệm
Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối Natri, Kali của axit béo, có thêm một số chất phụ gia.
2.1.2. Phương pháp sản xuất
- Muốn sản xuất xà phòng người ta sử dụng hỗn hợp muối Natri hoặc muối Kali của axit béo có thêm một số chất phụ gia.\({\left( {R - COO} \right)_3}{C_3}{H_5} + 3NaOH \to 3R - COONa + {C_3}{H_5}{\left( {OH} \right)_3}\)
- Ngày nay còn sản xuất cà phòng theo sơ đồ sau: Ankan → Axit Cacboxylic → Muối Natri của axit cacboxylic
- Ví dụ:
- Cracking và oxy hóa parafin thành axit béo cao no: \(2{C_{32}}{H_{66}} + 5{O_2} \overset{t^{0}}{\rightarrow} 4{C_{15}}{H_{31}} - COOH + 2{H_2}O\)
- Xà phòng hóa axit béo: \({C_{15}}{H_{31}} - COOH + NaOH \to {C_{15}}{H_{31}} - COONa + {H_2}O\)
- Ví dụ:
Muối natri panmitat ( xà phòng )
2.2. Chất giặt rửa tổng hợp
2.2.1. Khái niệm
Chất giặt rửa tổng hợp không phải là muối natri của axit cacboxylic nhưng có tính năng giặt rửa như xà phòng.
2.2.2. Phương pháp sản xuất
Dầu mỏ → Axit dodexylbenzensunfonic → Natri dodexylbenzensunfonat
2.3. Tác dụng tẩy rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp
- Cơ chế tẩy rửa:
- Cấu tạo của muối gồm hai phần:
- Phần gốc –COONa , -SO3Na ưa nước nên rất dễ tan trong nước;
- Phần gốc hidrocacbon R- của axit béo kị nước nhưng ưa dầu mỡ tức là không tan trong nước nhưng tan tốt trong dầu mỡ.
⇒ Phần ưa dầu sẽ xâm nhập vào các vết dơ, phần ưa nước thì tan vào nước, hệ quả là vết dơ bị tách nhỏ ra trộn vào nước tạo thành một nhũ tương, trôi đi theo dòng nước.
- Chú ý: Chất giặt rửa tổng hợp có nhiều ưu điểm nổi bật so với xà phòng như:
- Chất lượng giặt rửa tốt hơn, giá thành thấp hơn xà phòng.
- Giặt rửa rất sạch mọi hình dáng , mọi chi tiết nhỏ của vật.
- Nổi bật nhất là không bị nước cứng làm mất tác dụng giặt rửa.
Bài tập minh họa
3.1. Bài tập Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp - Cơ bản
Bài 1:
Hãy cho biết sự giống và khác nhau về cấu tạo của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.
Hướng dẫn:
Xà phòng | Chất giặt rửa tổng hợp |
- Không có khả năng giặt tẩy trong nước cứng do tạo kết tủa với Ca2+ , Mg2+ làm vải cứng và úa vàng, tạo cặn ở đáy chậu và thùng giặt. | - Dùng được ngay cả trong nước cứng do ít tạo kết tủa với Ca2+,Mg2+- Dùng được ngay cả trong nước cứng do không tạo kết tủa với Ca2+,Mg2+ |
- Không chứa chất tẩy trắng | -Có chứa chất tẩy trắng giúp quần áo sáng hơn |
-Sản xuất thành dạng bánh nên khó sử dụng hơn. | - Thường ở dạng bột dễ hòa tan, dễ sử dụng. |
Bài 2:
Các khẳng định sau đây đúng hay sai?
a. Chất ưa nước là những chất tan tốt trong nước như metanol, muối natri axetat…
b. Chất kị nước là những chất không tan trong dầu mỡ, dung môi hữu cơ…
c. Xà phòng là hỗn hợp các muối natri/kali của các axit béo.
d. Chất tẩy rửa tổng hợp là muối natri của axit béo.
e. Phân tử chất giặt rửa gồm 1 đầu ưa dầu mỡ gắn với 1 đuôi dài ưa nước
f. Ưu điểm của xà phòng là dùng được với nước cứng.
Hướng dẫn:
a. Đúng
b. Sai. Chất kị nước thì ưa dầu mỡ nên sẽ tan tốt trong dung môi hữu cơ.
c. Đúng
d. Sai. Chất giặt rửa tổng hợp không phải là muối natri của axit béo, nó chỉ có tính chất giặt rửa tương tự xà phòng.
e. Đúng
f. Sai. Xà phòng tạo kết tủa với Ca2+, Mg2+ có trong nước cứng.
Bài 3:
Phát biểu dưới đây đúng hay sai?
a. Xà phòng bị giảm hoặc mất tác dụng tẩy rửa khi dùng nước cứng vì tạo các muối kết tủa với các ion Ca2+; Mg2+.
b. Bột giặt tổng hợp vẫn có thể sử dụng với nước cứng được vì muối sunfonat có độ tan lớn nên không bị kết tủa với ion Ca2+, Mg2+.
c. Các chế phẩm như bột giặt, kem giặt…. bao gồm các thành phần: chất giặt rửa tổng hợp, các phụ gia chất thơm, chất màu, còn có thể có chất tẩy trắng như natri hipoclorit.
d. Những chất giặt rửa tổng hợp có chứa gốc hidrocacbon phân nhánh không gây ô nhiễm môi trường, vì chúng dễ bị các vi sinh vật phân hủy.
e. Chất ưa nước là những chất tan tốt trong dầu mỏ, parafin...
Hướng dẫn:
a. Đúng
b. Đúng
c. Đúng
d. Sai. Chúng khó bị vi sinh vật phân hủy.
e. Sai. Chất ưa nước là những chất tan tốt trong nước như metanol, muối natri axetat…
Bài 4:
Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
Hướng dẫn:
HCOOC2H5 + NaOH → HCOONa + C2H5OH
⇒ nmuối = neste = 0,05 mol
⇒ nmuối = 3,4 g
3.2. Bài tập Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp - Nâng cao
Bài 1:
Đun dung dịch chứa 10 gam NaOH vào 20 gam chất béo trung tính. Sau phản ứng kết thúc , lấy 1/10 dung dịch thu được đem trung hòa bằng dung dịch HCl 0,2M thấy tốn hết 95ml dung dịch axit. Khối lượng xà phòng thu được là
Hướng dẫn:
- Ta có: nNaOH = 0,25 mol
- Sau phản ứng xà phòng hóa phải dùng HCl để trung hòa chứng tỏ NaOH còn dư
- Do phản ứng với tỉ lệ 1:1 nên \({n_{NaOHdu(trong1/10dd)}} = {n_{HCl}} = 0,095.2 = 0,019mol\)
- \({n_{NaOH(pu{\rm{ }}xa{\rm{ }}phong{\rm{ }}hoa)}} = 0,25 - 0,019.10 = 0,06mol\)
- \({\left( {\overline R COO} \right)_3}{C_3}{H_5} + 3NaOH \to 3\overline R COONa + {C_3}{H_5}{\left( {OH} \right)_3}{\rm{ (1)}}\)
- Từ pt có: \({n_{{C_3}{H_5}{{\left( {OH} \right)}_3}}} = \frac{{{n_{NaOH}}}}{3} = \frac{{0,06}}{3} = 0,02mol\)
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
- \(\begin{array}{l} {m_{lipit}} + {m_{NaOH}} = {m_{xa{\rm{ }}phong}} + {m_{glixerol}}\\ \Rightarrow {m_{xa{\rm{ }}phong}} = 20 + 10 - 0,02.92 = 28,16(g) \end{array}\)
4. Luyện tập Bài 3 Hóa học 12
Sau bài học cần nắm:
- khái niệm Xà phòng, chất giặt rủa
- phương pháp sản xuất xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.
4.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hoá học 12 Bài 3 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
- A. Phân hủy mỡ
- B. Thủy phân mỡ trong kiềm
- C. Phản ứng của axit với kim loại
- D. Đehiđro hóa mỡ tự nhiên
-
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hoá học với các chất bẩn.
- B. Xà phòng có ưu điểm là dùng được với nước cứng vì chúng ít bị kết tủa bởi ion Ca2+, Mg2+
- C. Chất giặt rửa là những chất có tác dụng giống như xà phòng nhưng được tổng hợp từ dầu mỏ.
- D. Chất giặt rửa tổng hợp có chứa gốc hiđrocacbon phân nhánh không gây ô nhiễm môi trường vì chúng bị các vi sinh vật phân huỷ
-
- A. dễ kiếm
- B. rẻ tiền hơn xà phòng.
- C. có thể dùng để giặt rửa cả trong nước cứng
- D. có khả năng hoà tan tốt trong nước.
-
- A. 17,80g
- B. 18,24g
- C. 16,68g
- D. 18,38g
-
- A. 103,2 kg
- B. 113,45 kg
- C. 113,23 kg
- D. 99,81 kg
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao Chương 1 Bài Khái niệm Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hoá học 12 Bài 3.
Bài tập 2 trang 18 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 18 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 18 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 3.1 trang 7 SBT Hóa học 12
Bài tập 3.2 trang 7 SBT Hóa học 12
Bài tập 3.3 trang 7 SBT Hóa học 12
Bài tập 3.4 trang 7 SBT Hóa học 12
Bài tập 3.5 trang 7 SBT Hóa học 12
Bài tập 3.6 trang 8 SBT Hóa học 12
Bài tập 3.7 trang 8 SBT Hóa học 12
Bài tập 5 trang 18 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 6 trang 18 SGK Hóa học 12 nâng cao
5. Hỏi đáp về Bài 3: Khái niệm Xà phòng và Chất giặt rửa
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa Chúng tôi thảo luận và trả lời nhé.