Bài tập trắc nghiệm Sinh Học 7 Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Đặc điểm chung của ngành chân khớp:
- A.Có vỏ kitin.
- B.Có vỏ kitin, phần phụ phân đốt.
- C.Có vỏ bằng kitin, phần phụ phân đốt khớp động, lớn lên nhờ lột xác .
- D.Phần phụ phân đốt các đốt khớp động với nhau, có vỏ kitin.
-
Câu 2:
Sự đa dạng của ngành chân khớp thể hiện ở những đặc điểm nào?
- A.Đa dạng về môi trường sống
- B.Đa dạng về cấu tạo.
- C.Đa dạng về tập tính
- D.Đa dạng về cấu tạo, môi trường sống, tập tính.
-
Câu 3:
Động vật nào thuộc ngành chân khớp có giá trị xuất khẩu?
- A.Tôm sú, tôm hùm
- B.Bọ cạp.
- C.Cua đồng, nhện đỏ.
- D.Tôm càng xanh, ong mật.
-
Câu 4:
Trong ngành Chân khớp, lớp động vật nào có giá trị thực phẩm lớn nhất?
- A.Lớp Giáp xác
- B.Lớp Hình nhện
- C.Lớp Sâu bọ
- D.Lớp Nhiều chân
-
Câu 5:
Chân khớp sống ở môi trường
- A.Dưới nước
- B.Trên cạn
- C.Trên không trung
- D.Tất cả các môi trường sống trên
-
Câu 6:
Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung của ngành Chân khớp?
- A.Các chân phân đốt khớp động
- B.Qua lột xác để tăng trưởng cơ thể
- C.Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở
- D.Có mắt kép
-
Câu 7:
Loài chân khớp nào biết chăn nuôi động vật
- A.Ong mật
- B.Kiến
- C.Mọt hại gỗ
- D.Nhện đỏ
-
Câu 8:
Nhờ đâu mà Chân khớp đa dạng về cấu tạo cơ thể
- A.Có nhiều loài
- B.Sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau
- C.Thần kinh phát triển cao
- D.Có số lượng cá thể lớn
-
Câu 9:
Nhờ đâu mà Chân khớp đa dạng về tập tính
- A.Thần kinh phát triển cao
- B.Có số lượng cá thể lớn
- C.Có số loài lớn
- D.Sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau
-
Câu 10:
Loài nào dệt lưới bắt mồi
- A.Ve sầu
- B.Nhện
- C. Chuồn chuồn
- D.Ong mật