Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

Trong bài học này các em sẽ được tìm hiểu về những đặc điểm về nguồn gốc và các thành phần của hệ thần kinh dạng ống ở động vật có xương sống, chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng, các loại phản xạ ở động vật có xương sống. 

Tóm tắt lý thuyết

1.2. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh

c. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
  • Cấu trúc hệ thần kinh:

  • Theo giải phẫu:

    • HTK trung ương gồm não và tủy sống.

    • HTK ngoại biên gồm dây thần kinh và hạch thần kinh.

  • Theo chức năng:

    • HTK vận động: điều khiển hoạt động của các cơ vân trong hệ vận động đó là những hoạt động có ý thức.

    • HTK sinh dưỡng: điều khiển hoạt động của các nội quan là những hoạt động tự động không theo ý thức.

  • Ví dụ:

    • Ví dụ 1: Cung phản xạ tự vệ ở người. Do HTK vận động đảm nhận.

    • Ví dụ 2: Điều hòa hoạt động tim của HTK sinh dưỡng.

  • Thần kinh giao cảm: Tăng lực và nhịp cơ tim.

  • Thần kinh đối giao cảm: Giảm lực và nhịp cơ tim.

  • Hình thức cảm ứng: Theo nguyên tắc phản xạ.

1.3. Phản xạ - Một thuộc tính cơ bản của mọi cơ thể có tổ chức thần kinh

1.3.1. Phản xạ

  • Hoạt động của HTK theo nguyên tắc phản xạ
  • Phản xạ là hình thức trả lời kích thích của sinh vật trước môi trường.
  • Vai trò: Giúp cho động vật thích nghi vơi môi trường sống.

1.3.2. Phân loại phản xạ

Chỉ tiêu so sánh

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

Định nghĩa

Là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập

Là những phản xạ hình thành trong đời sống qua học tập và rèn luyện

Đặc điểm

Bẩm sinh, có tính chất bền vững.

Di truyền, mang tính chủng loại.

Số lượng hạn chế.

Chỉ trả lời những kích thích tương ứng.

Cung phản xạ đơn giản.

Trung ương: trụ não và tủy sống.

Dễ mất, không bền vững.

Không di truyền, mang tính cá thể.

Số lượng không hạn chế.

Trả lời bất kỳ kích thích nào.

Hình thành đường liên hệ tạm thời.

Trung ương ở vỏ não.

Ý nghĩa

Giúp sinh vật khi mới sinh ra có thể đáp ứng với các điều kiện môi trường.

Giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống luôn biến đổi.

2. Luyện tập Bài 27 Sinh học 11

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được những đặc điểm về nguồn gốc và các thành phần của hệ thần kinh dạng ống ở động vật có xương sống.

  • Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

  • Phân biệt được các loại phản xạ ở động vật có xương sống. Lấy được ví dụ minh họa.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 27 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số ít tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não.
    • B. Phản xạ không điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não.
    • C. Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào tuỷ sống.
    • D. Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não.
    • A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
    • B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.
    • C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm.
    • D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn.
    • A. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững.
    • B. Không di truyền được, mang tính cá thể.
    • C. Có số lượng hạn chế.
    • D. Thường do vỏ não điều khiển.

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Bài 27 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 113 SGK Sinh học 11

Bài tập 2 trang 113 SGK Sinh học 11

Bài tập 3 trang 113 SGK Sinh học 11

Bài tập 6 trang 63 SBT Sinh học 11

Bài tập 1 trang 62 SBT Sinh học 11

Bài tập 7 trang 63 SBT Sinh học 11

Bài tập 9 trang 63 SBT Sinh học 11

Bài tập 1 trang 107 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 2 trang 107 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 3 trang 107 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 4 trang 107 SGK Sinh học 11 NC

3. Hỏi đáp Bài 27 Chương 2 Sinh học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?