Trong bài học này các em sẽ được tìm hiểu về sự sinh sản của vi sinh vật, các hình thức sinh sản chủ yếu ở vi sinh vật, từ đó các em sẽ hiểu được ý nghĩa của các hình thức sinh sản ở vi sinh vật và ứng dụng vào thực tiễn.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ
1.1.1. Phân đôi
- Màng sinh chất gấp nếp tạo hạt mêzôxôm.
- Vòng ADN đính vào hạt mêzoxôm làm điểm tựa và nhân đôi thành 2 ADN.
- Thành tế bào và màng sinh chất được tổng hợp dài ra và dần thắt lại đưa 2 phân tử ADN về 2 tế bào riêng biệt.
1.1.2. Nảy chồi và tạo thành bào tử
- Sinh sản bằng bào tử đốt (xạ khuẩn) phân cắt đỉnh của sợi sinh trưởng thành một chuỗi bào tử.
- Sinh sản nhờ nảy chồi (vi khuẩn quang dưỡng màu đỏ) TB mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần và tách ra tạo thành vi khuẩn mới.
- Nội bào tử vi khuẩn: là cấu trúc tạm nghỉ không phải là hình thức sinh sản. Được hình thành trong tế bào sinh dưỡng của vi khuẩn.
1.2. Sinh sản của vi sinh vật nhân thực
1.2.1. Sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử hữu tính
Sinh sản bằng bào tử vô tính | Sinh sản bằng bào tử hữu tính |
VD: Nấm Mucol, nấm phổi… Tạo thành chuỗi bào tử trên đỉnh của các sợi nấm khí sinh (Bào tử trần). | VD: Nấm Mucol Hình thành hợp tử do 2 tế bào kết hợp với nhau qua giảm phân → Bào tử kín. |
1.2.2. Sinh sản bằng nảy chồi và phân đôi
- Sinh sản bằng nảy chồi: Nấm men rượu, nấm phổi…
Từ TB mẹ mọc ra các chồi nhỏ → tách khỏi TB mẹ → cơ thể độc lập
- Sinh sản bằng phân đôi: Nấm men rượu rum, tảo lục…
TB mẹ phân đôi → 2TB con.
- Sinh sản hữu tính bằng bào tử chuyển động hay hợp tử.
2. Luyện tập Bài 26 Sinh học 10
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được khái niệm sinh sản của vi sinh vật.
- Trình bày được các hình thức sinh sản của vi sinh vật.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Nấm mốc
- B. Xạ khuẩn
- C. Đa số vi khuẩn
- D. Nấm rơm
-
- A. Có sự hình thành thoi phân bào.
- B. Chủ yếu bằng hình thức giảm phân.
- C. Phổ biến bằng hình thức nguyên phân.
- D. Không có sự hình thành thoi phân bào.
-
- A. Tiếp hợp và bằng bào tử vô tính
- B. Phân đôi và nảy chồi.
- C. Tiếp hợp và bằng bào tử hữu tính.
- D. Phân đôi và tiếp hợp.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 11 trang 161 SBT Sinh học 10
Bài tập 12 trang 161 SBT Sinh học 10
Bài tập 25 trang 164 SBT Sinh học 10
Bài tập 26 trang 164 SBT Sinh học 10
Bài tập 27 trang 164 SBT Sinh học 10
Bài tập 28 trang 165 SBT Sinh học 10
Bài tập 29 trang 165 SBT Sinh học 10
Bài tập 30 trang 165 SBT Sinh học 10
Bài tập 1 trang 133 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 2 trang 133 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 3 trang 133 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 4 trang 133 SGK Sinh học 10 NC
3. Hỏi đáp Bài 26 Chương 2 Sinh học 10
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!