Bài 25: Ôn tập chương III

Bài học này giúp các em củng cố và khắc sau kiến thức chương III, từ sau khi thất bại của An Dương Vương năm 179 TCN nước ta đã bị phương Bắc đô hộ như thế nào? Nhân dân ta chống lại ra sao và chúng đã thực hiện chính sách nào đối với nhân dân ta. Mời các em cùng tìm hiểu bài học này: Bài 25: Ôn tập chương III

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta

  • Nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị, đô hộ,gọi đó là thời kỳ Bắc thuộc kéo dài từ năm 179 TCN đến thế kỷ X
  • Tên gọi nước ta qua các triều đại phong kiến Bắc thuộc:

Thời gian

Chính  quyền đô hộ

Tên gọi nước ta

111TCN

Nhà Hán

Châu Giao

Đầu thế kỷ III

Nhà Ngô

Tách châu Giao thành Quảng Châu ( Trung Quốc), và Giao Châu (Âu Lạc cũ)

Đầu thế kỷ VI

Nhà Lương

Giao Châu

603

Nhà Tùy

Giao Châu

618

Nhà Đường

An Nam đô hộ phủ

1.2. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc

STT

Thời gian

Tên cuộc khởi nghĩa

Người lãnh đạo

Tóm tắt diễn biến chính

Ý nghĩa

1

Năm 40

Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng

  • Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Mê Linh, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Giao Châu.

Ý chí quyết tâm giành độc lập, chủ quyền cho đất nước.

2

Năm248

Bà Triệu

Bà Triệu

  • Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc – Thanh hóa). Rồi lan ra khắp Giao Châu.

3

Năm

542 - 602

Lý Bí

Lý Bí

  • Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa.
  • Chưa đầy 3 tháng nghiã quân làm chủ các quân huyện, chiếm được thành Long Biên.
  • Năm 544, Lý Bí lên ngối hòang đế. Đặt tên nước là Vạn Xuân.
  • Triệu Quang phục  548-602.

4

722

Mai Thúc Loan

Mai Thúc Loan

  • Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân khởi nghĩa, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Ông kết hợp nhân dân khắp Giao Châu và Chăm-pa chiếm được thành Tống Bình.

5

776 - 791

Phùng Hưng

Phùng Hưng Phùng Hải

  • Khỏang 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải phất cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Tống Bình.

1.3. Sự chuyển biến về kinh tế và văn hóa xã hội

  • Kinh tế:
    • Các nghề: nông nghiệp, thủ công được duy trì và phát triển hơn trước.
    • Mở rộng giao lưu buôn bán
  • Văn hóa phương Bắc được du nhập vào nước ta, nhưng nhân dân ta vẫn giữ phong tục tập quán của dân tộc (tục nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy).
  • Sau hơn một ngàn năm bị đô hộ, nhân dân ta vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán và phát triển kinh tế là nhờ lòng yêu nước; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; ý chí vươn lên; ý thức bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

2. Luyện tập và củng cố

Sau khi học xong bài này: 

  • Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta
  • Cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc
  • Sự chuyển biến về kinh tế và văn hóa xã hội

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 25 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 6 Bài 25 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1.1 trang 69 SBT Lịch Sử 6

Bài tập 1.2 trang 70 SBT Lịch Sử 6

Bài tập 1.3 trang 70 SBT Lịch Sử 6

Bài tập 1.4 trang 70 SBT Lịch Sử 6

Bài tập 1.5 trang 70 SBT Lịch Sử 6

Bài tập 1.6 trang 70 SBT Lịch Sử 6

Bài tập 1.7 trang 70 SBT Lịch Sử 6

Bài tập 1.8 trang 70 SBT Lịch Sử 6

Bài tập 1.9 trang 70 SBT Lịch Sử 6

Bài tập 2 trang 71 SBT Lịch Sử 6

Bài tập 3 trang 71 SBT Lịch Sử 6

Bài tập 4 trang 72 SBT Lịch Sử 6

3. Hỏi đáp Bài 25 Lịch sử 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?