Đến thế kỉ VII nhà Đường thống trị nước ta, chúng xiết chặt hơn chế độ cai trị tàn bạo, thẳng tay bóc lột và đàn áp nhân dân ta. Dưới ách thống trị của nhà Đường trong suốt 3 thế kỉ, nhân dân ta ko ngừng nổi dậy đấu tranh chống bọn đô hộ, đáng chú ý nhất là 2 cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng. Đây là những cuộc nổi dậy lớn, tiếp tục khẳng định ý chí độc lập và chủ quyền đất nước của nhân dân ta. Đó chính là nội dung Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tình hình chính trị kinh tế nước ta dưới ách đơ hộ của nhà Đường
- Năm 679 nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, phủ đơ hộ dặt ở Tống Bình.
- Các châu, huyện do người Trung Quốc trực tiếp cai trị., ở miền núi do các tù trưởng địa phương tự cai quả, các hương và xã do người Việt tự cai quản.
- Nhà Đường cho sửa các con đường giao thông thuỷ bộ nối từ Trung Quốc sang Tống Bình đến các quận, huyện, xây thành, đắp lũy, tăng thêm quân số
- Đặt ra nhiều loại thuế mới, hàng năm bắt dân ta phải cống nộp các thứ quí hiếm.
♦ 1 số câu hỏi:
-
Vì sao nhà Đường chú ý sữa sang các con đường từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình sang các quận, huyện?
-
Nhà Đường coi “ An Nam đô hộ phủ" là một trọng tâm để đàn áp nhanh các cuộc nổi dậy của nhân dân, để đảm bảo cho chính quyền đô hộ, nhà Đường đã xây dựng, đắp luỹ và tăng cường quân chiếm đóng, sửa các con đường từ Trung Quốc sang Tống Bình và ngược lại từ Tống Bình đến các quận, huyện.
-
- Em có nhận xét gì về tình hình nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường?
- Siết chặt hơn bộ máy cai trị, biến nước ta thành một phủ của nhà Đường, đồng thời củng cố thành, sửa sang đường giao thông để đàn áp nhanh chống các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.
- Nhà Đường tiến hành bóc lột nhân dân ta như thế nào?
- Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường còn đặt ra nhiều loại thuế như thuế muối, thuế sắt, thuế tơ lụa Hàng năm bắt dân ta phải cống nộp các thứ quí hiếm, đặc biệt là phải gánh vải tươi sang tận kinh đô Trung Quốc để nộp cho vua phong kiến.
- Theo em chính sách bóc lột của nhà Đường có gì khác với các thời trước ?
- Chúng chia lại bộ máy hành chính, đặt tên mới biến nước ta thành một phiên thuộc của Trung Quốc
- Bóc lột tô thuế, cống nộp nặng nề.
1.2. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722 )
-
Mai Thúc Loan là một thanh niên (quê gốc ở Mai Phụ) sau theo mẹ sang trú ở Ngọc Trừng (Nam Đàn – Nghệ An), người khoẻ mạnh, da đen, tóc xoăn. Vì nhà nghèo nên phải đi chăn trâu cho nhà giàu, ông là người có chí lớn nên được mọi người yêu mến.
a. Hoàn cảnh
- Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra trong hoàn cảnh nào?
- Khoảng cuối những năm 10 của thế kỉ VIII, Mai Thúc Loan cùng một đoàn người ở Hà Tĩnh phải gánh vải sang cống nộp cho Trung Quốc rất khổ cực trên đường đi ông đã không gánh vải sang Trung Quốc mà kêu gọi những người dân phu trở về
- Vì sao ông kêu gọi mọi người khởi nghĩa?
- Vì ông căm thù quân đô hộ áp bức bóc lột nặng nề làm dân ta khổ cực.
-
Nổi khổ của nhân dân ta "Sâu quả vải vì ai vạch lá. Ngựa hồng trần kể đã héo hon”
b. Diễn biến
- Đến thế kỉ VIII, khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu, nghĩa quân nhanh chống chiếm thành Hoan Châu, nhân dân Ái Châu, Diễn Châu hưởng ứng.
- Mai Thúc Loan xây dựng căn cứ ở Sa Nam (Nam Đàn – Nghệ An), → tự xưng là Mai Hắc Đế. Ông liên kết với dân Giao Châu, Cham-Pa tấn công thành Tống Bình. Viên đơ hộ là Quang Sở Khách phải bỏ thành chạy về nước.
- Năm 722 nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp.
b. Kết quả
- Quân của Mai Thúc Loan chống cự không nổi, Mai Thúc Loan hy sinh.
c. Ý nghĩa
- Thể hiện ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
1.3. Khởi nghĩa Phùng Hưng(776-791)
a. Phùng Hưng
- Phùng Hưng quê ở làng Đường Lâm (Ba vì – Hà Tây), xuất thân từ 1 dòng họ đời đời làm quan lang ở Đường Lâm Hà tây, ông là người rất khoẻ, giỏi võ, lại rất thương người, hay cứu giúp cho người khác nên được nhân dân mến phục.
b. Diễn biến
- Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải phất cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng xung quanh hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.
- Phùng Hưng kéo quân về vây phủ Tống Bình, sau đĩ ông chiếm thành và sắp đặt việc cai trị.
- Bảy năm sau Phùng Hưng mất, Phùng An lên nối nghiệp.
- Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, Phùng An ra hàng.
→ Nền tự chủ tồn tại gần 9 năm, lịch sử gọi là nền tự chủ mong manh .Nền tự chủ tồn tại gần 9 năm(783 – 791)
2. Luyện tập và củng cố
Sau khi học xong bài này các em cần nắm được nội dung sau:
- Tác động của những chính sách cai trị của nhà Đường là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa.
- Biết được sự thay đổi của tình hình nước ta thời kỳ trước thế kỉ VII.
- Biết được sự thay đổi của tình hình nước ta thời kỳ trước thế kỉ VII.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 68
- B. 168
- C. 618
- D. 806
-
- A. Phủ đô hộ
- B. Đông Dương Đô hộ phủ
- C. An Nam đô hộ phủ
- D. Đường phủ
Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 66 SGK Lịch sử 6
Bài tập 2 trang 66 SGK Lịch sử 6
Bài tập 3 trang 66 SGK Lịch sử 6
Bài tập 1.1 trang 64 SBT Lịch Sử 6
Bài tập 1.2 trang 64 SBT Lịch Sử 6
Bài tập 1.3 trang 64 SBT Lịch Sử 6
Bài tập 1.4 trang 65 SBT Lịch Sử 6
Bài tập 2 trang 65 SBT Lịch Sử 6
Bài tập 3 trang 65 SBT Lịch Sử 6
Bài tập 4 trang 65 SBT Lịch Sử 6
Bài tập 5 trang 66 SBT Lịch Sử 6
Bài tập 6 trang 66 SBT Lịch Sử 6
3. Hỏi đáp Bài 23 Lịch sử 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!