Phiến lá thường có dạng bản dẹt, chức năng chính của lá là tạo chất dinh dưỡng cho cây. Nhưng ở một số loại cây do thực hiện những chức năng khác, lá đã bị biến dạng.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Có những loại lá biến dạng nào?
Hình 1: Lá biến thành gai
Hình 2: Lá có tua cuốn hoặc tay móc
Hình 3: Lá vảy
Hình 4: Bẹ lá phình to
Hình 5: Lá bắt mồi
1.2. Biến dạng của lá có ý nghĩa gì?
STT | Tên vật mẫu | Đặc điẻm hình thái của lá biến dạng | Chức năng của lá biến dạng | Tên lá biến dạng |
1 | Xương rồng | - Dạng gai nhọn | - Làm giảm sự thoát hơi nước | - Lá biến thành gai |
2 | Đậu Hà Lan | - Lá nhọn có dạng tua cuốn | - Giúp cây leo cao | - Tua cuốn |
3 | Lá cây mây | - Lá ngọn có dạng tay móc | - Giúp cây leo cao | - Tay móc |
4 | Củ giềng | - Lá phủ trên thân rễ, vảy mỏng, nâu nhạt | - Che chở và bảo vệ cho chồi của thân rễ | - Lá vảy |
5 | Củ hành | - Bẹ lá phình to thành vảy, màu trắng | - Chứa chất dự trữ | - Lá dự trữ |
6 | Cây bèo đất | - Trên lá có rất nhiều lông, tuyến tiết chất dính, thu hút và hiêu hóa mồi. | - Bắt và tiêu hoá mồi | - Lá bắt mồi |
7 | Cây nắp ấm | - Gân lá phát triển thành cái bình có nắp đậy. Có tuyến tiết chất dịch thu hút và tiêu hóa mồi. | - Bắt và tiêu hoá sâu bọ khi chúng chui vào bình. | - Lá bắt mồi. |
- Lá của một số loại cây biến đổi hình thái thích hợp với chức năng ở những điều kiện sống khác nhau.
Bài tập minh họa
Bài 1:
Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì ? Vì sao lá của một số loại cây xương rồng biến thành gai?
Hướng dẫn:
- Sự biến dạng của lá có ý nghĩa thích nghi với chức năng khác nhau trong những điều kiện sống và hoàn cảnh khác nhau.
- Một số loại xương rồng sống ở những nơi khô hạn thiếu nước, lá của chúng biến thành gai có tác dụng giảm bớt sự thoát hơi nước, giúp cây có thẻ thích nghi và tồn tại được trong điều kiện khô hạn đó.
3. Luyện tập Bài 25 Sinh học 6
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 25 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Giảm sự thoát hơi nước.
- B. Làm chức năng dự trữ.
- C. Quang hợp tốt hơn.
- D. Tất cả đều sai.
-
- A. Hút chất dinh duỡng của loài cây khác.
- B. Để cây bám và leo lên cao.
- C. Giúp cây có nhiều trái.
- D. Hút nước và muối khoáng từ môi trường.
-
- A. Chúng tiết dịch tiêu hoá các loài sâu bọ khi lọt vào thành bình.
- B. Chúng ăn thịt người.
- C. Chúng ăn thịt tất cả các loài động vật.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 6 Bài 25 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 85 SGK Sinh học 6
Bài tập 2 trang 85 SGK Sinh học 6
Bài tập 3 trang 85 SGK Sinh học 6
Bài tập 8 trang 38 SBT Sinh học 6
Bài tập 5 trang 39 SBT Sinh học 6
Bài tập 14 trang 42 SBT Sinh học 6
4. Hỏi đáp Bài 25 Chương 4 Sinh học 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!