Bài 21 Khái quát về nhóm halogen

Nội dung bài giảng Khái quát về nhóm halogen tìm hiểu về Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn; Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm; Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh; Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vị trí của nhóm halogen trong Bảng tuần hoàn

  • Nhóm halogen gồm : Flo(F); Clo(Cl); Brom (Br), Iot (I), Atatin (At)  
  • Các nguyên tố halogen thuộc nhóm VIIA. Chúng đứng gần cuối các chu kì, ngay trước các nguyên tố khí hiếm.

Vị trí của nhóm Halogen trong bảng hệ thống tuần hoàn

Hình 1: Vị trí của nhóm Halogen trong bảng hệ thống tuần hoàn

1.2. Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử

  • Nguyên tử có 7e lớp ngoài cùng (ns2 np5)
  • Ở trạng thái tự do, 2 nguyên tử  halogen góp chung 1 e với nhau tạo một liên kết công hóa trị không cực.

Công thức electron của nhóm halogen

                                                     công thức electron

  • Công thức cấu tạo:  X - X
  • Công thức phân tử: X2
  • Liên kết trong phân tử X2 không bền lắm, dễ bị tách thành 2 nguyên tử X.
  • Trong phản ứng hoá học, các nguyên tử X dễ thu thêm 1e ⇒ Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá mạnh.

1.3. Sự biến đổi tính chất

1.3.1. Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất

Tính chất

Flo

Clo

Brom

Iot

Số hiệu nguyên tử

9 17 35 53

Bán kính nguyên tử (nm)

0,064

0,099

0,114

0,133

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử

2s22p5

3s23p5

4s24p5

5s25p5

Nguyên tử khối 19 35,5 80 127
Trạng thái tập hợp của đơn chất ở 200C Khí  Khí Lỏng Rắn

Màu sắc

Lục nhạc

Vàng lục

Nâu đỏ

Đen tím

Nhiệt độ nóng chảy(0C)

-219,6

-101,0

-7,3

113,6

Nhiệt độ sôi

-188,1

-34,1

59,2

185,5

Độ âm điện

3,98

3,16

2,96

2,66

 

Màu sắc của F, Cl, Br, I, At của nhóm halogen

Hình 2: Màu sắc của F, Cl, Br, I, At của nhóm halogen

Từ F đến I, ta thấy:

  • Trạng thái tập hợp: khí → lỏng → rắn
  • Màu sắc: đậm dần
  • tonc , tosôi  : tăng dần

1.3.2. Sự biến đổi độ âm điện

  • Độ âm điện tương đối lớn.
  • Giảm dần từ F đến I
  • F trong các hợp chất có số oxi hóa là -1, các nguyên tố còn lại ngoài mức oxi hóa là -1 còn có mức oxi hóa là +1, +3, +5, +7.

⇒ Vì flo có độ âm điện lớn nhất chỉ hút e nên chỉ có số oxi hoá -1, các nguyên tố còn lại có thể tạo thành 1, 3, 5, 7 e độc thân ở trạng thái bị kích thích nên có thể nhường 1, 3, 5, 7 e nên ngoài số oxi hoá -1 còn có thêm số oxi hoá +1, +3, +5, +7

1.3.3. Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất

Các đơn chất halogen giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành (Do lớp e ngoài cùng có cấu hình tương tự nhau ns2 np5)

  • Halogen là những phi kim điển hình, tính oxi hóa giảm từ F → I;

  • Halogen oxi hóa hầu hết các kim loại tạo muối halogenua;

  • Halogen oxi hóa hyđro tạo ra hợp chất khí hyđro halogenua, chất này tan trong nước tạo axit halogenhiđric. 

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Vì sao trong các hợp chất, F chỉ có số oxi hoá -1, các nguyên tố halogen còn lại, ngoài số oxi hoá -1 còn có +1, +3, +5, +7.

Hướng dẫn:

Flo có lớp e ngoài cùng là lớp thứ 2 nên không có phân lớp d. Từ Clo → Iot có phân lớp d còn trống, nên được kích thích sẽ có 3e, 5e, 7e độc thân.

Do đó trong các hợp chất Flo luôn có số oxi hoá –1, các halogen khác thể hiện số oxi hoá  từ –1 → +7.

3. Luyện tập Bài 21 Hóa học 10

Sau bài học cần nắm:

  • Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn;
  • Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm;
  • Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau.
  • Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh; Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 21 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 Bài 21.

Bài tập 21.6 trang 51 SBT Hóa học 10

Bài tập 21.7 trang 51 SBT Hóa học 10

Bài tập 21.8 trang 51 SBT Hóa học 10

Bài tập 21.9 trang 51 SBT Hóa học 10

Bài tập 21.10 trang 51 SBT Hóa học 10

Bài tập 21.11 trang 51 SBT Hóa học 10

Bài tập 1 trang 119 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 2 trang 119 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 3 trang 119 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 4 trang 119 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 5 trang 119 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 6 trang 119 SGK Hóa học 10 nâng cao

4. Hỏi đáp về Bài 21 Chương 5 Hóa học 10

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa Chúng tôi thảo luận và trả lời nhé.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?