Bài 20: Tỉ khối của chất khí

Khi nghiên cứu về tính chất của một chất khí nào đó, một câu hỏi được đặt ra là chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí đã biết bao nhiêu, hoặc nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? Chúng ta hãy tìm hiểu qua bài học Tỉ khối của chất khí.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bằng cách nào biết được khí A nặng hay nhẹ hơi khí B? 

  • dA/B  : Tỉ khối của khí A đối với khí B.
  • MA    : Khối lượng mol của khí A.
  • MB    : Khối lượng mol của khí B.
  • Lưu ý:
    • dA/B > 1 ⇒ Khí A nặng hơn khí B
    • dA/B  = 1 ⇒ Khí A nặng bằng khí B
    • dA/B < 1 ⇒ Khí A nhẹ hơn khí B

Ví dụ:

Khí A nặng hay nhẹ hơn khí B

Hình 1: Khí A nặng hay nhẹ hơn khí B?

  • Khí A: là khí Cacbonic: O2

  • Khí B: là khí Hiđro: H2

  • Khí A nặng hơn khí B: (lần)

1.2. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí?

  • dA/KK  : Tỉ khối của khí A đối với không khí
  • MA    : Khối lượng mol của khí A.
  • MKK : Khối lượng mol của không khí.

Trong sinh học chúng ta đã biết không khí là hỗn hợp gồm nhiều khí, trong đó có hai khí chính là khí N2 chiếm khoảng 80% và khí O2 chiếm khoảng 20%. Do đó, khối lượng của “ mol không khí ”  là khối lượng của 0,8 mol khí nitơ +  khối lượng 0,2 mol khí oxi. Vậy Mkk = (0,8 x 28g) + ( 0,2 x 32g) ≈  29 gam

  • Ví dụ: Khí CO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? 

1.3. Tổng kết

Sơ đồ tư duy Tỉ khối của chất khí

Hình 2: Sơ đồ tư duy Tỉ khối của chất khí

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Hãy điền các số thích hợp vào ô trống ở bảng sau và đi đến kết luận khí A nặng hơn, nhẹ hơn hay bằng khí H2

MA dA/H2 Kết luận
44    
28    
32    

Hướng dẫn:

 

MA dA/H2 Kết luận
44 22 Khí A nặng hơn khí H2
28 14 Khí A nặng hơn khí H2
32 16 Khí A nặng hơn khí H2

Bài 2:

Vì sao trong tự nhiên khí cacbon đioxit (CO2) thường tích tụ ở đáy giếng khơi hay đáy hang sâu?

Hướng dẫn: 

Bởi vì:

Trong lòng đất luôn luôn xảy ra sự phân hủy một số hợp chất vô cơ và hữu cơ, sinh ra khí cacbon đioxit CO2. Khí cacbon đioxit không màu, không có mùi, không duy trì sự cháy và sự sống của con người và động vật. Mặt khác, khí cacbon đioxit lại nặng hơn không khí 1,52 lần. Vì vậy, khí cacbon đioxit thường tích tụ ở đáy giếng khơi, trên nền hang sâu. Người và động vật xuống những nơi này sẽ bị chết ngạt nếu không mang theo bình dưỡng khí hoặc thông khí trước khi xuống.

3. Luyện tập Bài 20 Hóa học 8

Sau bài học cần:

  • Cách xác định tỉ khối của chất khí A so với chất khí B
  • Biết cách xác định tỉ khối của chất khí so với không khí.

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 20 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 20.

Bài tập 1 trang 69 SGK Hóa học 8

Bài tập 2 trang 69 SGK Hóa học 8

Bài tập 3 trang 69 SGK Hóa học 8

Bài tập 20.1 trang 27 SBT Hóa học 8

4. Hỏi đáp về Bài 20 Chương 3 Hóa học 8

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa Chúng tôi thảo luận và trả lời nhé.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?