Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất

Trong tính toán hóa học, chúng ta phải thường xuyên chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích của chất khí thành số mol chất và ngược lại. Chúng ta sẽ tìm hiểu sự chuyển đổi này thông qua bài giảng Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào?

1.1.1. Ví dụ

  • Ví dụ: Em có biết 0,25 mol CO2 có khối lượng là bao nhiêu gam? Biết khối lượng mol của CO2 là 44g/mol
  • Hướng dẫn:

Khối lượng của 0,25 mol CO2 là:  = 0,25 . 44 = 11 (gam)

Ta đã biết: 1 mol phân tử CO2 có khối lượng 44 gam           

              0,25 mol phân tử CO2 có khối lượng x gam

Từ đó có x = 0,25. 44 = 11 (g);  Hay 

1.1.2. Công thức

1 mol nguyên tử (phân tử) có khối lượng là   M (gam)

n mol nguyên tử (phân tử) có khối lượng là n . M (gam)

  • Nhận xét:

Đặt  n: số mol chất (mol)

      M: là khối lượng mol chất (gam/mol)

      m: là khối lượng chất (gam)

Ta lấy số mol chất nhân với khối lượng mol chất đó. Công thức m = n.M (gam) (1)

Từ công thức (1) ta triển khai ra được 2 công thức liên quan như sau:

  và  

1.1.3. Kết luận

  • Tìm khối lượng chất (m) khi biết số mol chất (n), ta tìm khối lượng mol (M) của chất, sau đó áp dụng công thức: m = n . M (gam)
  • Tìm số mol chất (n) khi biết khối lượng chất (m), ta tìm khối lượng mol (M), sau đó áp dụng công thức: 
  • Tìm khối lượng mol (M)  khi biết số mol (n) và khối lượng (m), ta áp dụng công thức: 

1.2. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào?

1.2.1. Ví dụ

  • Ví dụ: Em có biết 0,25 mol CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích là bao nhiêu lít?
  • Hướng dẫn:

1 mol khí ở điều kiện tiêu chuẩn chiếm 22,4 lít

0,25 mol ở điều kiện tiêu chuẩn chiếm 0,25.22,4 = 5,6 (lit)

1.2.2. Công thức

1 mol nguyên tử (phân tử) có thể tích là  22,4 (lit)

n mol nguyên tử (phân tử) có thể tích là 22,4 . n (lit)

  • Nhận xét:

Đặt  n: số mol chất (mol)

      V: Thể tích chất ở điều kiện tiêu chuẩn (lit)

Ta lấy số mol chất nhân với 22,4. Công thức V = 22,4 . n (lit) (2)

Từ công thức (2) ta triển khai ra được công thức liên quan: 

1.2.3. Kết luận

  • Tìm thể tích chất khí ta sử dụng công thức: V = 22,4 . n (lit)
  • Tìm số mol chất khí: 

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Tính khối lượng của các lượng chất sau:

a) 0,5 mol nguyên tử N 

b) 0,1 mol phân tử Cl2

c) 0,5 mol CuSO4

Hướng dẫn:

a) 

Khối lượng của 0,5 mol N là:

m = n.M = 0,5 . 14 = 7 (gam)

b)

Khối lượng của 0,1 mol Cl2 là:

m = n.M = 0,1 . 71 = 7,1 (gam)

c)

Khối lượng của 0,5 mol CuSO4 là:

m = n.M = 0,5 . 160 = 80 (gam)

Bài 2:

An nói với Bình:

a) Tại sao khi tính số mol của 28 gam Fe tớ lại có kết quả là 0,2 mol nhỉ?

b) Và tính số mol của 5,4 g Al lại ra kết quả là 2 mol.

Bình ngạc nhiên: tớ lại có kết quả khác bạn đấy!

Là người thứ 3 em hãy giúp bạn An cùng với Bình tìm ra kết quả đúng nhé. 

Hướng dẫn:

a) Số mol của 28 gam Fe là:

b) Số mol của 5,4 gam Al là: 

Bài 3:

Áp dụng công thức, hoàn thành bài tập sau:

a) Hãy tính khối lượng của 0,25 mol phân tử N2

b) 32g Cu có số mol là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

Áp dụng công thức: m = n. M

⇒ Khối lượng của 0,25 mol phân tử N2 là:

  = 0,25 . 28 = 7 (gam)

Bài 4:

Hãy tính khối lượng mol của hợp chất A, biết rằng 0,125 mol chất này có khối lượng là 12,25 gam?

Hướng dẫn:

Áp dụng công thức: 

Khối lượng mol của hợp chất A là:

Bài 5:

Cho biết

a) 0,2 mol O2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu lít?

b) 1,12 (lít) khí oxi ở đktc có số mol là bao nhiêu ?

Hướng dẫn:

a) Thể tích khí oxi (đktc)

b) Số mol khí oxi

 

3. Luyện tập Bài 19 Hóa học 8

Sau bài học cần nắm: 

  • Biết mối quan hệ giữa khối lượng và lượng chất. 
  • Xác định được khối lượng, lượng chất, khối lượng mol chất khi biết hai đại lượng còn lại.

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 19 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 19.

Bài tập 1 trang 67 SGK Hóa học 8

Bài tập 2 trang 67 SGK Hóa học 8

Bài tập 3 trang 67 SGK Hóa học 8

Bài tập 4 trang 67 SGK Hóa học 8

Bài tập 5 trang 67 SGK Hóa học 8

Bài tập 6 trang 67 SGK Hóa học 8

Bài tập 19.1 trang 27 SBT Hóa học 8

Bài tập 19.2 trang 27 SBT Hóa học 8

Bài tập 19.3 trang 27 SBT Hóa học 8

Bài tập 19.4 trang 27 SBT Hóa học 8

Bài tập 19.5 trang 27 SBT Hóa học 8

Bài tập 19.6 trang 27 SBT Hóa học 8

4. Hỏi đáp về Bài 19 Chương 3 Hóa học 8

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa Chúng tôi thảo luận và trả lời nhé.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?