Bài 2: Lạm phát ở Việt Nam (tt)

Nội dung bài giảng Bài 2: Lạm phát ở Việt Nam (tt) sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu về diễn biến lạm phát ở Việt Nam, từ năm 1990 trở về trước đến các năm gần đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

Tóm tắt lý thuyết

2. Diễn biến lạm phát ở Việt Nam

2.1 Từ năm 1990 trở về trước

  • Nền kinh tế nhỏ bé vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp. Quản lý theo mệnh lệnh hành chính áp đặt giá cả mất cân bằng giữa cung và cầu hàng hóa. Ngoại thương yếu kém, nội thương ách tắc. Chính phủ phát hành tiền để bù đắp thâm hụt NSNN.
  • Trong giai đoạn này lạm phát rất nghiêm trọng, tỷ lệ tăng giá cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ.
  • Năm 1985 khi tiến hành cải cách giá - lương - tiền, đã có ý kiến cần phải phát hành tiền theo mặt bằng giá mới. Ý kiến về mặt bằng giá mới nảy sinh khi Nhà nước điều chỉnh giá cung cấp tăng lên 10 lần, điển hình như giá gạo từ 0,40 đồng/lên 4 đồng/kg theo giá thị trường. Nhưng tiếp theo đó là ý: "giá tăng 10 lần thì phải tăng tiền lên 10 lần", làm ngược lại quy luật lưu thông tiền tệ. Kết quả là sau vụ đối tiền năm 1985, kho phát hành đã được vét sạch để tung ra lưu thông, tăng tiền lên 10 lần cho kịp với giá tăng lên 10 lần và lạm phát phi mã đã xảy ra.
  • Cải cách giá - lương - tiền năm 1985 đã làm cho lạm phát bùng nổ, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 1986 tăng 774.7% hai năm tiếp theo lạm phát ở mức ba con số. Thu NSNN trong nước chỉ đáp ứng được 60-75% chi tiêu.
  • Sau tháng 12/1986 nhờ có công cuộc đổi mới kinh tế chính sách giá cơ bản dựa trên nguyên tắc thị trường; thực hiện chính sách một giá; duy trì kiểm soát giá đối với một . số nhóm hàng hóa quan trọng. Bảo đảm cân đối cung cầu tiền tệ. Xóa bao cấp vốn đối với DNNN. Thâm hụt tài chính giải quyết bằng cách khác. Thiết lập hệ thống NHTM, mở rộng tín dụng. Nhờ đó lạm phát đã giảm mạnh.

2.2 Giai đoạn từ năm 1992 - 2001

  • Hệ thống ngân hàng cải cách đáng kể, chính sách tiền tệ tín dụng đã từng bước được hình thành và thích nghi với cơ chế thị trường.
  • Trong giai đoạn này doanh thu trên GDP ổn định. Lạm phát được kiểm soát.
  • Thắt chặt kiểm soát tiền tệ. Chấm dứt việc in tiền để bù đắp thiếu hụt Ngân sách vào năm 1997. Trang trải thâm hụt NSNN bằng việc vay trong trong nước và vay nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu, tín phiếu và viện trợ nước ngoài.
  • Trong giai đoạn này chính sách tài chính đã hỗ trợ chính sách tiền tệ, kết hợp thuế quan với quỹ bình ổn giá để ổn định giá và bảo vệ sx trong nước; xóa bỏ hỗ trợ về giá.

2.3 Giai đoạn từ 2002 - 2006

  • Trong giai đoạn này cơ chế điều hành lãi suất được đổi mới theo hướng tiến tới tự do hóa. Tháng 6/2002 thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với cho vay VNĐ, tạo quyền chủ động của các tổ chức tín dụng.
  • Công cụ tỷ giá được điều hành linh hoạt, bám sát cung cầu vốn trên thị trường.
  • Từ tháng 6/2003 NHNNVN đã được sửa đổi, bổ sung quy chế dự trữ bắt buộc theo hướng mở rộng.
  • Ngày 11/01/2006 VN đã chính thức gia nhập WTO. Chính sách sẽ phải thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc tế và phải tuân theo các quy định của WTO.
  • Theo công bố của Tống cục Thống kê, lạm phát CPI năm 2006 tăng 6.6%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 8,4% của cùng kỳ năm 2005. Điều đặc biệt là nếu như năm 2005, lạm phát CPI và lạm phát nhóm hàng Lương thực thực phẩm (LTTP nằm trong nhóm hàng Hàng ăn và dịch vụ ăn uống) đều giảm so với năm trước (8.4% so với 9.5% và 10.8% so với 15.6%) còn ngược lại lạm phát của các nhóm hàng phi LTTP và lạm phát bình quân lại tăng thì bước sang năm 2006, cả bốn chỉ tiêu lạm phát CPI, LTTP, phi LTTP và lạm phát bình quân đều giảm so với năm ngoái (Đồ thị 4.1).

Đồ thị 1.1: Diễn biến lạm phát từ 2003-10/06

% tăng, giảm cùng kỳ

Nguồn: Tổng cục Thống kê, số liệu về lạm phát phi LT- TP, lạm phát hình quân do NHNN tính toán.

Đánh giá các nguyên nhân tác động đến lạm phát năm 2006:

Các yếu tố làm giảm lạm phát

Thứ nhất: Mức tăng của giá cả nhiều mặt hàng trên thế giới và trong nước đều thấp hơn năm 2005:

Năm 2006 theo đánh giá của IMF, mức tăng 15% của nhiều mặt hàng thiết yếu đầu vào của sản xuất thấp hơn mức tăng 29% của cùng kỳ năm trước, đã góp phần làm giảm áp lực lên giá thành các hàng hóa nhập khẩu, tác động làm lạm phát nhập khẩu giảm, qua đó làm giảm lạm phát CPI.

Bảng 1: Diễn biến giá một số mặt hàng trên thế giới, 2003 - 2006 (% so với đầu năm)

  2003 2004 2005 2006
1. Dầu thô 4.2 33.8 36.8 17.1\( \downarrow \)
2. Giá gạo XK TL  8.8 10.3 20.7 5.3​\( \downarrow \)
3. Đường 19.8 -4.5 41.2 17.9​\( \downarrow \)
4. Clinke   5.7 25.2 7.0​\( \downarrow \)
5. Giấy sợi dài   13.8 25.9 6.2​\( \downarrow \)
6. Nhựa   53.3 -23.0 6.19\(\uparrow \)
7.Phân ure 45.9 27.7 -11.6 1.7\(\uparrow \)
8. Thép 34.1 18.3 -9.1 2.6\(\uparrow \)

Nguồn: website của Bộ Thương mại, Reuters

Trong nước, giá cả nhiều mặt hàng đều có mức tăng thấp hơn năm 2005

Bảng 2: Diễn biến giá cả một số mặt hàng 2004 - 2006

  2004 2005 2006
1. Xăng dầu 10.2-33.9 26.7-56 10.5-15.0
Tr/đó: số lần điều chỉnh 3 3;1 2;2
2. Đường 34.0 42.0 10.5
3. Cước vận tải   4-5 2-3
4. Phân bón 3.0 4.6 0.5
5. Chỉ số giá thực phẩm 17.1 12.0 5.5
6. Giá nước sạch      
- Hà nội 0 14-40 0
- HCM 37-63 0 0
7. Vé xe buýt      
- Hà nội 0 20 0
- HCM 0 0 0
8. Điện 0 0 0
9. Giá than      
- Than cốc 100 0 44.0
- Than cám 120 0 44.0
10. Chỉ số giá LT 14.3 7.8 14.1
11. Thép 17.8 -0.3 20.
12. Xi măng -2.7 1.2 3.3

Nguồn: Từ các phương tiện thông tin đại chúng như đài, háo, tivi...

Cụ thể, giá thực phẩm và giá xăng dầu đều có mức tăng thấp hơn cùng kỳ cùng với giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý như điện, nước, giá vé xe buýt, vé hàng không... ổn định (trừ mặt hàng than) khiến mức tăng của các nhóm Phương tiện đi lại bưu điện, Nhà ở vật liệu xây dựng giảm so với năm 2005. Điều này đã tác động trực tiếp làm lạm phát CPI giảm hơn so với năm ngoái, mặt khác cũng gián tiếp tác động làm giảm lạm phát CPI thông qua việc góp phần làm giảm chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, riêng giá lương thực lại có mức tăng cao năm ngoái (14.1% so với 7.8%) nhưng do mức giảm của giá thực phẩm mạnh hơn (5.5% so với 12%) nên nhóm LTTP vẫn có mức tăng thấp hơn năm ngoái.

Thứ hai: Sức ép về tăng trưởng kinh tế giảm hơn so với năm ngoái:

Dự kiến tăng trưởng kinh tế của năm 2006 đạt 8,2%. thấp hơn mức tăng 8.4% của năm 2005, thể hiện sức ép về bên cầu đã giảm bớt; điều nàv đã góp phần làm lạm phát năm nay có mức tăng thấp hơn cùng kỳ.

Thứ ba: Các giải pháp để kiềm chế giá của Chính phủ và các Bộ, ngành:

Năm 2006, Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm giảm bớt tốc độ tăng của giá cả nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất (cơn sốc phía cung) để kiềm chế mức tăng của giá cả, đó là:

  • Điều hành giá lương thực thông qua việc đặt ra lượng gạo xuất khẩu năm 2006 không vượt quá 5 triệu tấn, đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tạm ngừng việc xuất khẩu gạo, trước tình hình giá lương thực tăng đột biến nhằm kiềm chế sự gia tăng của giá lương thực;
  • Chỉ đạo không tăng giá một số vật tư cơ bản đầu vào của sản xuất như điện, phân bón, LTTP trong năm 2006;
  • Kiểm soát việc phân phôi thuốc chữa bệnh tránh hiện tượng đầu cơ, độc quyền tăng giá không hợp lý;
  • Giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng tư liệu sản xuất như xăng dầu, linh kiện phụ tùng điện tử, linh kiện phụ tùng ô tô, đường... góp phần làm giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

Bảng 3: Điều chỉnh thuê một số mặt hàng 2005 - 2006

Mặt hàng Mức thuế cuối năm 2005 2006
Lần điều chỉnh Mức thuế mới
1. Xăng dầu
10 7(4\(\uparrow \) ,3\( \downarrow \)) 10
2. Linh kiện phụ trong điện tử 15-20 1\( \downarrow \) 0-3
3. Linh kiện, phụ trong điện, điện lạnh 50 1\( \downarrow \) 0-30
4. Linh kiện, phụ tùng ô tô 20-30 1\( \downarrow \) 5-20
5. Đường 40 1\( \downarrow \) 20

Việc giá các hàng hóa chủ yếu đầu vào của sản xuất trên thị trường thế giới và trong nước có mức tăng thấp hơn, cùng với các biện pháp mà Chính phủ đã áp dụng như trình bày ở trên, tác động làm năm nhóm hàng hóa trong rổ hàng hóa CPI (mà chủ yếu tác động đến bên cung) có mức tăng thấp hơn so với năm 2005, đó là: Lương thực thực phẩm, Phương tiện đi lại bưu điện, Nhà ở vật liệu xây dựng, Giáo dục, Dược phẩm y tế, cho thấy các cú sốc bôn cung đã giảm so với năm 2005.

Thứ tư: Điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt đã phát huy tác dụng kiềm chế tăng giá:

  • Các mức lãi suất chỉ đạo và dự trữ bắt buộc đều ổn định so với năm ngoái, tỷ giá được điều hành giảm giá nhẹ (0.95%) nhằm khuyến khích xuất khẩu nhưng đồng thời kiềm chế lạm phát. Riêng trên thị trường mở và nghiệp vụ tái cấp vốn NHNN liên tục hút tiền về. Đồng thời Ngân hàng nhà nước ban hành Chỉ thị 02/2006-
  • NHNN ngày 23/5/2006 nhằm tăng cường biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các To chức Tín dụng; Công văn số 1767/NHNN-CSTT ngày 9/3/06 về việc chỉ đạo cho vay đối với lĩnh vực bất động sản; Công văn sô 7318/NHNN-CSTT ngày 25/8/06 về việc cho vay mua cổ phiếu có bảo đảm bằng cầm cố cổ phiốu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cũng như an toàn, hiệu quả cho các TCTD.

Bảng 4: Điều hành CSTT của NHNN 2005 - 2006

  2005 2006
1. DTBB (%)    
<12 tháng 5,0-8,0 5,0-8,0
12-24 tháng 2.0 2.0
2. L/s tiền gửi DTBB 0-1,2 0-1,2
3. L/s cơ bản 8,25 8,25
4. L/s tái cấp vốn 6,5 6,5
5. L/s tái chiết khấu 4,5 4,5
6. L/s tiền gửi USD của pháp nhân tại TCTD (tối đa) 0,5-1,2 0,5-1,2

Nguồn: NHNN

Qua phân tích các nhân tố làm giảm lạm phát, có thể thấy: (i) tác động trực tiếp tới CPI của cơn sốc phía cung như giá xăng dầu, lương thực thực phẩm đã giảm khiến năm nhóm hàng bên cung (như trình bày ở trên) có mức tăng thấp hơn cùng kỳ; (ii) tác động vòng hai của cơn sốc giá xăng dầu, LTTP..., và sức ép về bên cầu (thể hiện qua việc GDP tăng thấp hơn so với năm ngoái) cũng đã giảm, mặc dù tốc độ vẫn tăng nhưng đã thấp hơn nhiều so với năm ngoái, làm cho lạm phát phi LTTP và lạm phát bình quân đều có mức tăng thấp hơn so với năm 2005.

Các yếu tố làm tăng lạm phát:

Thứ nhất: Tiền lương và thu nhập của công chúng gia tăng:

Từ 1/10/06 Chính phủ tăng tiền lương tối thiểu của khôi cán bộ công chức tại các DNNN với mức tăng 28,6%, cao hơn mức tăng 20,7% của năm 2005 theo Đề án Cải cách Tiền lương giai đoạn 2003 - 2007, đồng thời điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu đồi với khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài với mức tăng bình quân là 42%, từ mức 487.000 — 626.000 lên mức 710.000 - 870.000 đồng/tháng. Đây là một nhân tố làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, từ đó tạo sức ép làm gia tăng lạm phát. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao khiến thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, đã tác động làm tiêu dùng cuôì cùng của dân cư gia tăng, thể hiện ở Tổng mức bán lẻ hàng hóa sau khi loại trừ yếu tố giá, tăng cao hơn so với năm ngoái (13.2% so với 12.0%). Điều này đã tác động làm năm nhóm hàng hóa chủ yếu phục vụ tiêu dùng của dân cư có mức tăng cao hơn cùng kỳ năm ngoái, đó là: nhóm May mặc, mũ nón giày dép, Thiết bị đồ dùng gia đình, Đồ uống thuốc lá, Văn hóa thể thao giải trí, Hàng hóa dịch vụ khác. Tuy nhiên, riêng nhóm Thiết bị đồ dùng gia đình tăng ngoài nguyên nhân do tiêu dùng tăng cao như đã đề cập ở trên, còn do giá cao su và nhựa trên thị trường thế giới và trong nước có mức tăng cao hơn hẳn năm ngoái (56% so với 21%; 24% so với -23%).

Thứ hai: Giá lương thực tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ:

Mặc dù giá lương thực thế giới có mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ (5.3% so với 20.7%) nhưng trong nước nhóm lương thực lại có mức tăng 14.1%, cao hơn nhiều so với mức tăng 7.8% của năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng lương thực năm nay giảm do bị ảnh hưởng bởi hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, đặc biệt là dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở đồng bằng sông Cửu Long, thể hiện ở chỉ tiêu sản lượng lúa thu hoạch vụ mùa năm nay giảm gấp đôi so với năm ngoái (-0.4% so với -0.2%).

Thứ ba: Thị trường chứng khoán gia tăng đột biến:

  • Giá cổ phiếu tăng mạnh do các nhà đầu tư kỳ vọng vào việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, và Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC, cùng với các cam kết của các tổ chức quốc tế và các Chính phủ về việc sẽ tăng cường tài trợ vốn cho Việt Nam. Mặc dù chính sách tiền tệ của NHNN giai đoạn này vẫn đang thắt chặt thận trọng, mặt bằng lãi suất vẫn tiếp tục gia tăng, nhưng vẫn không làm giá cổ phiếu giảm sút mà thậm chí còn tăng cao đột biến. Điều này tác động làm tiêu dùng và đầu tư gia tăng làm cho lạm phát gia tăng, thể hiện chỉ tiêu tín dụng đối với nền kinh tế của hệ thông ngân hàng và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, sau khi loại trừ yếu tố lạm phát, đều gia tăng.
  • Như vậy, nếu nhi/ năm 2005 lạm phát gia tăng là do tác động từ cả cơn sốc về cung và sức ép bên cầu, thể hiện ở việc xăng dầu có mức tăng cao hơn cùng kỳ và GDP tăng 8,4%, đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây; thì năm 2006 lạm phát giảm là do cả hai nhân tố từ bên cầu và cung đều giảm, xuất phát từ giá LTTP, xăng dầu và GDP đều có mức tăng thâ"p hơn cùng kỳ.

2.4 Năm 2007

Năm 2007 bối cảnh chính trị thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Giá dầu nhiều khả năng vẫn duy trì ở mức cao do OPEC cắt giảm sản lượng, mặc dù tăng trưởng kinh tế năm 2007 sẽ giảm. Lạm phát có xu hướng giảm do giá dầu có mức tăng thấp hơn cùng kỳ. Lãi suất của FED giảm mạnh sau 17 lần tăng liên tục từ năm 2004. Đồng USD tiếp tục giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt.

Trong nước năm 2007 theo Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 của Quốc hội, thì tất cả các chỉ tiêu kinh tế đều dự kiến ở mức cao hơn so với kế hoạch năm 2006.

Bảng 5: Ước các chỉ tiêu kinh tế năm 2007

  2006 2007
KH TH KH
GDP 8.0 8.2 8.2-8.5
1. Xuất khẩu 16.4 20 17.4
2. Nhập khẩu     15.5
3. Tổng vốn đầu tư (%/GDP) 38.6 41 40
4. Thu ngân sách   19 15.5

Nguồn: Báo cảo của Chính phủ về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2006, định hướng năm 2007

Luồng vốn vào Việt Nam gia tăng mạnh do đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài tăng cao, thể hiện ở đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ xuất phát từ các nguyên nhân:

  • Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO;
  • Mỹ thông qua Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) đối với Việt Nam từ tháng 12/2006;
  • Từ tháng 7/06, Luật Đầu tư chung và Luật DN thống nhất có hiệu lực tạo sức hút mạnh mẽ đôi với các nhà đầu tư;
  • Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC và các cam kết tài trợ của tổ chức quốc tế. Việc đầu tư nước ngoài tăng cao khiến luồng ngoại tệ vào nhiều, góp phần làm cán cân thanh toán gia tăng, tuy nhiên lại tạo áp lực lên điều hành tỷ giá và lạm phát.

Xuất khẩu gia tăng do Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, tuy nhiên nhập khẩu cũng nhiều khả năng gia tăng do sức ép cạnh tranh từ các nước khác. Có thể đánh giá một vài nguyên nhân tác động đến lạm phát năm 2007 như sau:

Cuối năm 2007 giá đồng đôla Mỹ trên thế giới nói chung và ở thị trường Việt Nam giảm sút, Chính phủ phải can thiệp một cách hợp lý để đồng tiền Việt Nam không bị mất giá theo. Đến tháng 9/2007 thị trường chứng khoán Việt Nam lấy lại phong độ sau một thời gian thoái trào, các nhà đầu tư lại tham gia mạnh vào thị trường chứng khoán nội địa, vi vậy có xu hướng đổi USD ra VNĐ để mua chứng khoán, giá cả các mặt hàng thực phẩm tăng so với các quý đầu năm, Chính phủ có chủ trương chống lạm phát vào cuối năm đế giữ vững ổn định lưu thông tiền tệ.

Dự báo các nhân tố làm lạm phát tăng:

  • Dự kiến tăng trưởng kinh tế năm 2007 sẽ đạt 8,2- 8,5%, cao hơn mức tăng 8,2% của năm 2006.
  • Chính phủ tiếp tục thực hiện điều chỉnh tiền lương theo Đề án Cải cách Tiền lương, sẽ tác động mạnh làm gia tăng sức mua của nền kinh tế cũng như yếu tố lạm phát kỳ vọng.
  • Việt Nam gia nhập WTO từ tháng 11/06 sẽ làm gia tăng nhu cầu vốn đầu tư
  • Giá một số mặt hàng chủ yếu sẽ được điều chỉnh tăng vì theo định hướng của Chính phủ, năm 2007 các mặt hàng xi măng, thép, phân bón sẽ kinh doanh theo giá thị trường và Nhà nước sẽ không bù lỗ giá xăng, giảm mạnh bù lỗ giá dầu; hạn chế xuất khẩu và không bù lỗ giá than (trừ giá than cung cấp cho phát điện), không bao cấp tràn lan.

Các nhân tố làm lạm phát giảm:

Theo lộ trình gia nhập WTO và các cam kết khác thì hàng rào bảo hộ phi thuế dần sẽ được dỡ bỏ, thuế suất nhiều mặt hàng sẽ giảm thấp cũng góp phần làm giảm chi phí của DN

Điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt vẫn được duy trì và phát huy tác dụng, nhằm mục tiêu chỉ số giá Tiêu dùng thấp hơn tăng trưởng kinh tế.

Tình hình kinh tế năm 2007:

Xuất phát từ triển vọng tình hình kinh tế chính trị như trên, năm 2007 GDP tăng khoảng 8%, lạm phát tăng trên 6.8%, cao hơn mức tăng 6,6% của năm 2006 chưa tính đến các tác động của những biến động bất thường, nên cần phải kết hợp với các phân tích định tính về diễn biến các sự kiện (ví dụ như Việt nam gia nhập WTO, APEC, Việt Nam được bầu là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc...) cùng với việc thay đổi các chính sách.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?