Bài 2: Lạm phát ở Việt Nam

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 2: Lạm phát ở Việt Nam sau đây để tìm hiểu về cách tính toán và công bố chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam, so sánh được với các chỉ tiêu kỉnh tế vĩ mô khác,....  

Tóm tắt lý thuyết

1. Cách tính toán và công bố chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam

1.1 Chỉ số đo lường lạm phát ở Việt Nam

  • Như chúng ta đã biết, nước ta dùng chỉ sổ giá tiêu dùng (CPI) để đo lường lạm phát. Đây là một chỉ tiêu thống kê phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung của một số lượng cố định các loại hàng hóa dịch vụ (được gọi là “rổ” hàng hóa) đã được chọn đại diện cho tiêu dùng, phục vụ đời sống bình thường của người dân qua thời gian.
  • Chỉ số giá tiêu dùng được Tổng cục Thống kê tính và công bố lần đầu vào năm 1998 (trước đó là chỉ số giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ) với gốc so sánh được chọn là năm 1995.
  • Năm 2001, Tổng cục Thông kê cập nhật danh mục mặt hàng đại diện và quyền số chi tiêu dùng cuối cùng để tính Chỉ số giá tiêu dùng; năm gốc so sánh được chọn là năm 2000.
  • Năm 2006, Tông cục Thống kê cập nhật danh mục mặt hàng đại diện và quyền số để tính Chỉ số giá tiêu dùng; năm gốc so sánh được chọn là năm 2005.
  • Tháng 10 năm 2009, Tổng cục Thống kê đã tiến hành cập nhật quyền số và danh mục mặt hàng đại diện, lấy năm 2009 làm năm gốc so sánh.
  • Danh mục mặt hàng đại diện
    • Để xây dựng Danh mục mặt hàng đại diện dùng trong điều tra giá lần này, Tổng cục Thống kê đã tiến hành khảo sát thị trường tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở kết quả khảo sát, Tổng cục Thống kê đã loại một số loại hàng hóa không còn phổ biến tiêu dùng và bồ sung thêm những mặt hàng mới, nay đã trở nên phố biến tiêu dùng. Tổng số mặt hàng đại diện trong “rổ” hàng hóa thời kỳ 2009-2014 là 572 mặt hàng (tăng 78 mặt hàng so với “rố hàng hóa kỳ trước).
    • Giá vàng và dollar Mỹ trên thị trường tự do vẫn được thu thập để tính chỉ sô giá vàng và chỉ số giá dollar Mỹ.

1.2 Quyền số

Quyền số dùng để tính CPI cho thời kỳ 2009-2014 được xây dựng từ kết quả của khảo sát mức sông hộ gia đinh, và Điều tra quyền số chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thông kê thực hiện trong năm 2008.

Căn cứ vào số liệu của các cuộc điều tra, Tổng cục Thông kê đã tổng hợp các loại quyền số để tính CPI ở cấp tỉnh, cấp vùng và toàn quốc, trong đó đối với nhóm hàng cấp I - Hàng ăn và dịch vụ ăn uống được tách chi tiết theo ba nhóm hàng cấp II (lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình), tăng thêm một nhóm hàng cấp I so với quyền số các thời kỳ trước, do tách riêng nhóm hàng Giao thông và nhóm hàng Bưu chính viễn thông.

Các nhóm hàng và dịch vụ Quyền số (%)
C Tổng chi cho tiêu dùng cuôi cùng 100,00
01 I. Hàng ăn và dịch vụ uống 39,93
011 Lương thực 8,18
012 Thực phẩm 25,35
013 Ăn uống ngoài gia đình 7,04
02 II. Đồ uống và thuốc lá 4,03
03 III. May mặc, mũ nón và giầy dép 7,28
04 IV. Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD 10,01
05 V. Thiết bị và đồ dùng gia đình 8,56
06 VI. Thuốc và dịch vụ y tế 5,61
07 VII. Giao thông 8,87
08 VIII. Bưu chính viễn thông 2,73
09 IX. Giáo dục 5,72
10 X. Văn hóa, giải trí và du lịch 3,83
11 XI. Hàng hóa và dịch vụ khác 3,34


Phương pháp điềụ tra và tính chỉ số giá tiều dùng (Nguồn: Nguyễn Hữu Tú - Vụ CSTT-NHNN)

CPI của nước ta đã và đang được tính cho cả nước, 8 vùng kinh tế và 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ở nước ta, quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng cô định trong năm năm và tính cho năm gốc so sánh (đồng nhất với năm cập nhật danh mục hàng hóa, dịch vụ đại diện).

Trong thời kỳ 2009-2014 năm gốc so sánh là năm 2009, do đó giá kỳ gốc theo danh mục hàng hóa, dịch vụ đại diện mới, quyền số để tính chỉ số giá tiêu dùng đều phải là số liệu của năm 2009.

Công thức tổng quát như sau (Công thức Laspeyres):

\({I^{t \to 0}} = \frac{{\sum\limits_{i = 1}^n {p_i^tq_i^0} }}{{\sum\limits_{i = 1}^n {p_i^0q_i^0} }} = \sum\limits_{i = 1}^n {{\rm{W}}_i^0} *\left( {\frac{{p_i^t}}{{p_i^0}}} \right)\) (1)

Trong đó:

\({I^{t \to 0}} \) : Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) kỳ báo cáo t so với kỳ gốc 0;

\(p_i^t\): Giá mặt hàng i kỳ báo cáo t; 

 \(p_i^0\): Là giá mặt hàng i kỳ gốc;

\(W_i^0\) : Quyền số cố định năm 2009.

Công thức (1) tính CPI dài hạn (kỳ báo cáo so với kỳ gốc). Công thức này dã được áp dụng nhiều năm và có nhiều ưu điểm như cách tính dễ hiểu, ngắn gọn; nhưng cũng có một số nhược điểm khi giải quyết vấn đề chọn mặt hàng mới thay thế mặt hàng cũ không còn bán trên thị trường, hàng thời vụ hoặc hàng thay đổi chất lượng do mọi so sánh đều phải thông qua một kỳ gốc đã chọn (ví dụ kỳ gốc 2000, kỳ gốc 2005...).

Để khắc phục những nhược điểm trên, hiện nay, CPI nên được tính theo công thức Laspeyres chuyển đổi - hay phương pháp so sánh vđi kỳ gốc ngắn hạn. Công thức này hoàn toàn tương thích với công thức Laspeyres gốc. Dạng tổng quát như sau:

 \({I^{t \to 0}} = \sum\limits_{i = 1}^n {{\rm{W}}_i^{t - 1}} *\left( {\frac{{p_i^t}}{{p_i^{t - 1}}}} \right)\) (2)

Trong đó: \( {{\rm{W}}_i^{t - 1}}= {{\rm{W}}_i^{0}} *\left( {\frac{{p_i^{t-1}}}{{p_i^{0}}}} \right)\)

Chú ý: Điểm mới trong công thức (2) là thay cho việc tính chỉ số cá thể mặt hàng kỳ báo cáo so trực tiếp với kỳ gốc, bằng việc tính chỉ số cá thể mặt hàng kỳ báo cáo so với kỳ trước, sau đó nhân với chỉ số cá thể mặt hàng đó kỳ trước so với năm gốc.

\(\frac{{p_i^t}}{{p_i^0}} = \frac{{p_i^1}}{{p_i^0}}x\frac{{p_i^2}}{{p_i^1}}x....x\frac{{p_i^{t - 1}}}{{p_i^{t - 2}}}x\frac{{p_i^t}}{{p_i^{t - 1}}}\)

Đẳng thức trên có thể viết như sau: 

\(i_{pi}^{t \to 0} = i_{pi}^{t - 1 \to 0}\,x\,\,i_{pi}^{t - t \to 1}\) (3)

Trong đó:

\(i_{pi}^{t \to 0} \): Là chỉ số cá thể mặt hàng i tháng báo cáo so với kỳ gốc 0;

\( i_{pi}^{t - 1 \to 0}\): là chỉ số cá thể mặt hàng i tháng trước tháng báo cáo so với kỳ gốc 0;

\(i_{pi}^{t -t \to 1}\): là chỉ số cá thể mặt hàng i tháng báo cáo so với tháng trước;

Công thức (2) có thể viết như sau:

\({I^{t \to 0}} = \sum\limits_{i = 1}^n {{\rm{W}}_i^0} \,*\,\,i_{pi}^{t - 1 \to 0}\,\,*\,\,\,i_{pi}^{t - t \to 1}\)(4)

Trong đó:

\({I^{t \to 0}}\): Chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo t so với kỳ gốc 0;

\(i_{pi}^{t - t \to 1}\): Là chỉ số cá thể mặt hàng i tháng báo cáo so với tháng trước

\(i_{pi}^{t - 1 \to 0}\): Là chỉ số cá thể mặt hàng i tháng trước tháng báo cáo so với kỳ gốc 0;

\({{{W}}_i^0}\) : Quyền số cố định năm 2005.

  • Tính chỉ số giá các vùng kinh tế: Tính CPI khu vực nông thôn và thành thị của các vùng (8 vùng) từ báo cáo CPI khu vực nông thôn và thành thị của các tỉnh trong vùng, sau đó tính CPI vùng chung cho cả hai khu vực (8 vùng).
  • Tính chỉ sô giá cả nước: Tính CPI khu vực nông thôn và thành thị cả nước, từ CPI khu vực nông thôn và thành thị của 8 vùng, sau đó tính chỉ số giá chung cả nước từ chỉ số giá của hai khu vực.

Công thức tổng quát như sau:

\(I_{{V_i}}^{t \to 0} = \frac{{\sum\limits_{k = 1}^m {I_k^{t \to 0}\,\,x\,\,{\rm{W}}_0^k} }}{{\sum\limits_{k = 1}^m {{\rm{W}}_0^k} }},i = 0,1,....,8\)

Trong đó:

\(I_{{V_0}}^{t \to 0}\): Là chỉ số giá cả nước kỳ báo cáo so với kỳ gốc;

\(I_{{V_i}}^{t \to 0} \): Là chỉ số giá vùng i kỳ báo cáo so vđi kỳ gốc;

\(I_{{k}}^{t \to 0}\): Là chỉ số kỳ báo cáo của tỉnh k so với kỳ gốc;

K : Là tỉnh tham gia tính chỉ số, m là số tỉnh tham gia tính chỉ số giá;

\({{{W}}_0^k}\) : Là quyền số cố định của tỉnh k.

Lưu ý: Cấp tỉnh, thành phố tính CPI từ giá bình quân hàng tháng. Cấp vùng và cả nước tính CPI từ chỉ số giá của các địa phương, không tính trực tiếp từ giá bình quân vùng hoặc cả nước.

1.3 Chọn và công hố chỉ tiêu lạm phát cho phù hợp và so sánh được với các chỉ tiêu kỉnh tế vĩ mô khác

Lạm phát và tăng trưởng GDP là hai chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng của nền kinh tế đất nước, được mọi cấp, mọi ngành quản lý cũng như toàn xã hội quan tâm. Tốc độ tăng trưởng GDP được xác định trên cơ sở lấy mức tăng trưởng trong năm nghiên cứu so với GDP của năm trước, và được tính theo giá so sánh. Còn lạm phát, như đã biết hàng tháng Tổng cục Thống kê vẫn thường xuyên tính toán và công bố CPI đồng thời theo bôn gốc so sánh khác nhau là:

  • CPI hàng tháng so với tháng trước;
  • CPI hàng tháng so với tháng 12 năm trước;
  • CPI hàng tháng so với cùng tháng (cùng kỳ) năm trước;
  • CPI so với năm gốc cố định (thay đổi 5 năm một lần và hiện tính theo nám gốc 2005).

Như vậy

Bốn chỉ tiêu CPI hàng tháng được tính theo bốn gốc so sánh khác nhau ở trên đều có ý nghĩa, và phản ánh riêng về sự biến động của giá cả thị trường theo các góc độ xem xét, đánh giá khác nhau, và phục vụ cho các mục đích, yếu cầu nghiên cứu, phân tích kinh tế, xã hội khác nhau của từng thời kỳ.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?