Nếu như thiếu đi âm thanh thì cuộc sống của chúng ta sẽ vô cùng tẻ nhạt và khó khăn. Tuy nhiên, khi tiếng động lớn và kéo dài thì sẽ gây tác hại rất xấu tới thần kinh của con người. Do đó, người ta cần phải tìm ra cách để hạn chế bớt tiếng ồn, tránh gây ô nhiễm tiếng ồn. Vậy, Ô nhiễm tiếng ồn là gì và có những cách làm nào để hạn chế nó ? Mời các em cùng theo dõi nội dung Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn để có được câu trả lời nhé
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
2.1.1. Ô nhiễm tiếng ồn
-
Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người
-
Ví dụ:
Tiếng sấm sét tuy to nhưng không kéo dài nên không ảnh hưởng đến sức khỏe con người
⇒ Không xem là ô nhiễm tiếng ồn.
Tiếng ồn máy khoan to và kéo dài gây ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan.
⇒ Ô nhiễm tiếng ồn
Tiếng họp chợ ồn to và kéo dài gây ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh.
⇒ Ô nhiễm tiếng ồn.
2.1.2. Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn
-
Tiếng ồn còn là nguyên nhân làm giảm thính lực của con người, gây điếc tai.
-
Làm tăng các bệnh thần kinh và cao huyết áp đối với những người lớn tuổi.
-
Tác dụng liên tục của tiếng ồn có thể gây ra bệnh loét dạ dày.
-
Khi có tác động của tiếng ồn có thể dẫn tới giảm khả năng tập trung tư tưởng, giảm độ minh mẫn và giảm khả năng làm việc.
2.2. Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
-
Để chống ô nhiểm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác
-
Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn (đặc biệt là tiếng ồn giao thông):
1. Treo biển báo “Cấm bóp còi” tại những nơi gần bệnh viện, trường học.
2. Xây dựng tường bêtông ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc.
3. Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau.
4. Làm trần nhà, tường nhà dày bằng xốp, làm tường phủ dạ nhung để ngăn bớt âm truyền qua
-
Vật liệu cách âm: là những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai ta: Gạch, bê tông, gỗ…
Bài tập minh họa
Bài 1:
Từ những thông tin về các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn giao thông nêu trên, hãy điền các biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn vào chỗ trống trong bảng sau:
Cách làm giảm tiếng ồn
| Biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn
|
1) Tác động vào nguồn âm | |
2) Phân tán âm trên đường truyền | |
3) Ngăn không cho âm truyền tới tai |
Hướng dẫn giải:
Cách làm giảm tiếng ồn | Biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn |
1) Tác động vào nguồn âm | Cấm bóp còi ,vặn nhỏ đài phát thanh, lắp ống xả vào xe máy… |
2) Phân tán âm trên đường truyền | Trồng nhiều cây xanh …
|
3) Ngăn không cho âm truyền tới tai | Xây tường chắn, làm trần nhà, tường nhà bằng xốp, tường phủ dạ, đóng cửa, bịt tai… |
Bài 2:
a. Hãy nêu tên một số vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít
b. Hãy nêu tên một số vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm
Hướng dẫn giải
a. Gạch, bê tông, gỗ…
b. Kính, lá cây…
Bài 3:
Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng để làm vật cách âm giữa các phòng ?
A. Tường bêtông.
B. Cửa kính hai lớp.
C. Rèm treo tường.
D. Cửa gỗ
Hướng dẫn giải
Chọn đáp án C
4. Luyện tập Bài 15 Vật lý 7
Qua bài giảng Chống ô nhiễm tiếng ồn này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.
-
Nêu được và giải thích được vài biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. Kể tên một số vật liệu cách âm.
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra
- B. Ngăn chặn đường truyền âm.
- C. Làm cho âm truyền theo hướng khác.
- D. Tất cả đều đúng
-
- A. Tiếng sấm rền.
- B. Tiếng xình xịch của bánh tảu hoả đang chạy.
- C. Tiếng sóng biển ầm ầm.
- D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài.
-
- A. Tường bêtông
- B. Cửa kính hai lớp
- C. Rèm treo tường.
- D. Cửa gỗ.
-
- A. Trồng nhiều cây xanh xung quanh
- B. Treo biển báo cấm bóp còi.
- C. Xây phòng có cửa kính.
- D. Xây dựng bệnh viện, trường học cách xa đường giao thông.
Câu 5- Câu 11: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về ô nhiễm tiếng ồn
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 7 Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập C3 trang 44 SGK Vật lý 7
Bài tập C4 trang 44 SGK Vật lý 7
Bài tập C5 trang 44 SGK Vật lý 7
Bài tập C6 trang 44 SGK Vật lý 7
Bài tập 15.1 trang 34 SBT Vật lý 7
Bài tập 15.2 trang 34 SBT Vật lý 7
Bài tập 15.3 trang 34 SBT Vật lý 7
Bài tập 15.4 trang 34 SBT Vật lý 7
Bài tập 15.5 trang 35 SBT Vật lý 7
Bài tập 15.6 trang 35 SBT Vật lý 7
Bài tập 15.7 trang 35 SBT Vật lý 7
Bài tập 15.8 trang 35 SBT Vật lý 7
5. Hỏi đáp Bài 15 Chương 2 Vật lý 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!