Bài học
-
Hằng ngày, chúng ta vẫn thường nghe tiếng cười nói vui vẻ, tiếng đàn nhạc du dương, tiếng chim hót líu lo, tiếng ồn ào ngoài đường phố… Chúng ta sống trong thế giới âm thanh. Vậy âm thanh ( gọi tắt là âm) được tạo ra như thế nào? Làm thế nào để nhận biết được âm thanh ? Đáp án của những câu hỏi trên nằm trong nội dung bài học ngày hôm nay: Bài 10: Nguồn âm . Mời các em cùng nhau tìm hiểu nhé.
- Trắc nghiệm Vật LýLớp 7 Bài 10: Nguồn âm
- Giải bài tập Vật LýLớp 7 Bài 10: Nguồn âm
- Thảo luận Vật LýLớp 7 Bài 10: Nguồn âm
-
14 trắc nghiệm 12 bài tập 0 hỏi đáp
-
Trong cuộc sống, ta nghe âm thanh của cây đàn bầu khi người nghệ sĩ gảy đàn. Tại sao người nghệ sĩ có thể làm cho bài hát lúc thì thánh thót, lúc thì trầm lắng ? Vậy nguyên nhân nào đã làm âm trầm, âm bổng khác nhau như vậy? Nguyên nhân nào đã làm cho âm phát ra cao, hoặc cũng có thể làm âm thấp đi ? Đáp án các câu hỏi này đều nằm trong nội dung bài học ngày hôm nay: Bài 11: Độ cao của âm . Mời các em cùng nhau tìm hiểu nhé.
- Trắc nghiệm Vật LýLớp 7 Bài 11: Độ cao của âm
- Giải bài tập Vật LýLớp 7 Bài 11: Độ cao của âm
- Thảo luận Vật LýLớp 7 Bài 11: Độ cao của âm
-
11 trắc nghiệm 12 bài tập 0 hỏi đáp
-
Một vật dao động thường phát ra âm có độ cao nhất định. Nhưng khi nào thì vật phát ra âm to, khi nào thì vật phát ra âm nhỏ ? Tại sao con người lại nói được lúc to lúc nhỏ khác nhau ? Các câu hỏi trên sẽ được giải đáp ngay trong nội dung bài học ngày hôm nay : Bài 12: Độ to của âm. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nhé.
- Trắc nghiệm Vật LýLớp 7 Bài 12: Độ to của âm
- Giải bài tập Vật LýLớp 7 Bài 12: Độ to của âm
- Thảo luận Vật LýLớp 7 Bài 12: Độ to của âm
-
12 trắc nghiệm 12 bài tập 0 hỏi đáp
-
Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về một khái niệm mới là môi trường truyền âm. Vậy môi trường truyền âm là gì ? Âm được truyền trong những môi trường nào? Môi trường nào thì âm truyền mạnh nhất ? Tât cả các câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong nội dung bài giảng. Mời các em cùng theo dõi Bài 13: Môi trường truyền âm
-
Trong cơn dông, khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm. Sau đó còn nghe thấy tiếng ì ầm kéo dài, gọi là sấm rền. Vậy tại sao lại có tiếng sấm rền ? Tiếng sấm rền có chung các đặc điểm về độ cao, độ to giống như các âm chúng ta đã được học trước đó hay không ? Đáp án của những câu hỏi trên nằm trong nội dung bài học ngày hôm nay: Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nhé!
-
Nếu như thiếu đi âm thanh thì cuộc sống của chúng ta sẽ vô cùng tẻ nhạt và khó khăn. Tuy nhiên, khi tiếng động lớn và kéo dài thì sẽ gây tác hại rất xấu tới thần kinh của con người. Do đó, người ta cần phải tìm ra cách để hạn chế bớt tiếng ồn, tránh gây ô nhiễm tiếng ồn. Vậy, Ô nhiễm tiếng ồn là gì và có những cách làm nào để hạn chế nó ? Mời các em cùng theo dõi nội dung Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn để có được câu trả lời nhé
-
Nội dung bài học tổng kết chương giúp ta ôn lại những kiến thức cơ bản đã học trong chương Âm Học, đó là những kiến thức có liên quan đến nguồn âm, các đặc điểm của âm như Độ cao và độ to của âm, các khái niệm môi trường truyền âm, âm phản xạ, tiếng vang ... Cách nhận biết và các biện pháp phòng chống ô nhiễm tiếng ồn trong đời sống. Để chuẩn bị tốt cho phần này, mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 16: Tổng kết chương 2 Âm Học