Bài 12: Độ to của âm

Một vật dao động thường phát ra âm có độ cao nhất định. Nhưng khi nào thì vật phát ra âm to, khi nào thì vật phát ra âm nhỏ ? Tại sao con người lại nói được lúc to lúc nhỏ khác nhau ? Các câu hỏi trên sẽ được giải đáp ngay trong nội dung bài học ngày hôm nay : Bài 12: Độ to của âm​. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nhé.

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động 

2.1.1. Thí nghiệm 1: Quan sát dao động và  lắng nghe âm phát ra  từ đầu thước.

  • Nâng đầu tự do của thước lệch ra khỏi vị trí cân bằng rồi thả tay cho thước dao động trong hai trường hợp:                                       

a) Đầu thước lệch nhiều (H12.1a)                                                 
b) Đầu thước lệch ít  (H12.1b) 

 

2.1.2. Nhận xét

  • Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.

  • Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (ít), biên độ dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng to (nhỏ)

2.1.3. Kết luận

  • Âm phát ra càng to (nhỏ ) khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn (nhỏ).

2.2. Độ to của một số âm 

  • Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (kí hiệu dB)

  • Để đo độ to của âm người ta dùng máy đo độ to.

       Đề xi ben – Kế

  • Những âm phát ra có độ to  từ 130dB trở lên làm đau nhức tai (ngưỡng đau)

  • Độ to của một số âm:

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Khi máy thu thanh phát ra âm to, âm nhỏ thì biên độ dao động của màng loa khác nhau như thế nào?

Hướng dẫn giải:

  • Khi máy thu thanh phát ra âm to thì biên độ của màn loa lớn.

  • Khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ thì biên độ của màn loa nhỏ.

Bài 2:

Bạn Thanh thích chơi đàn ghi ta, bạn Thanh muốn thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách nào? Em hãy nghĩ cách giúp bạn Thanh.

Hướng dẫn giải:

  • Thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách gảy mạnh dây đàn. Vì có biên độ dao động lớn.

Bài 3:

Chọn câu nói đúng

      Âm do một vật phát ra càng nhỏ khi :

A. Vật dao động càng chậm.

B. Biên độ dao động càng nhỏ.

C. Tần số dao động càng nhỏ.

D. Vật dao động càng nhỏ.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án B.

    • Âm phát ra càng to (nhỏ ) khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn (nhỏ).

Bài 4:

Bản thân các em có thể là nguồn âm và có thể điều chỉnh độ to của một số nguồn âm sao cho phù hợp không ảnh hưởng xấu đến người xung quanh.
Theo em việc nào sau đây nên làm?
A. Nói chuyện riêng trong giờ học;
B. Phát biểu to rõ trong giờ học;
C. Mở lớn máy phát thanh vào ban trưa;
D. Nói to khi đi ngang qua lớp đang học;
E. Nói quá nhỏ trong giao tiếp.
F. Mở lớn nhạc và nghe thường xuyên bằng tai nghe.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án B.

    • Phát biểu to rõ trong giờ học.

4. Luyện tập Bài 12 Vật lý 7

Qua bài giảng Độ to của âm​ này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Nêu được mối quan hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm.

  • So sánh được âm to, âm nhỏ

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 5- Câu 12: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Độ to của âm

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 7 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C7 trang 36 SGK Vật lý 7

Bài tập 12.1 trang 28 SBT Vật lý 7

Bài tập 12.2 trang 28 SBT Vật lý 7

Bài tập 12.3 trang 28 SBT Vật lý 7

Bài tập 12.4 trang 28 SBT Vật lý 7

Bài tập 12.5 trang 28 SBT Vật lý 7

Bài tập 12.6 trang 28 SBT Vật lý 7

Bài tập 12.7 trang 29 SBT Vật lý 7

Bài tập 12.8 trang 29 SBT Vật lý 7

Bài tập 12.9 trang 29 SBT Vật lý 7

Bài tập 12.10 trang 29 SBT Vật lý 7

Bài tập 12.11 trang 29 SBT Vật lý 7

5. Hỏi đáp Bài 12 Chương 2 Vật lý 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?