Trong bài học này các em được tìm hiểu về đặc điểm của giun đũa cụ thể về cấu tạo cơ thể, dinh dưỡng và sinh sản của giun tròn. Qua đó các em nhận biết được tác hại của giun tròn để có biện pháp phòng chống giun đũa thích hợp.
Tóm tắt lý thuyết
Khái niệm: Ngành giun tròn là những động vật có tiết diện ngang, cơ thể tròn, có khoang cơ thể chính thức và ống tiêu hoá phân hoá
Giun đũa kí sinh trong ruột người → Gây đau bụng, tắc ruột - túi mật.
1.1. Cấu tạo – Di chuyển
a. Cấu tạo ngoài:
- Cơ thể hình trụ như chiếc đũa, dài 25 cm, 2 đầu thuôn nhỏ.
-
Giun đũa có kích thướt khá to, giun đực: 15 - 31 cm x 2- 4 mm, đuôi cong lại về phía bụng, có 2 gai giao hợp ở cuối đuôi.
-
Giun đũa cái dài 20 – 35 cm x 3 – 6 mm. Đuôi cái thẳng hình nón, có 2 gai nhú sau hậu môn. Lỗ sinh dục nằm ở khoảng 1/3 trên, mặt bụng. Tại khoảng này giun cái có 1 vòng thắt quanh thân có vai trò giữ giun đực trong khi thụ tinh.
- Cơ thể có lớp vỏ cuticun bao bọc, lớp cuticun làm căng cơ thể và không bị tiêu hóa trong ruột non người.
b. Cấu tạo trong
- Thành cơ thể có lớp biểu bì, cơ dọc phát triển.
- Bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức. Trong khoang có: ống tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng ở phía trước cơ thể giữa ba môi bé, kết thúc ở lỗ hậu môn; các tuyến sinh dục dài và cuộn khúc như búi chỉ trắng ở xung quanh ruột.
c. Di chuyển
- Di chuyển hạn chế.
- Cơ thể chỉ cong và duỗi ra → chui rúc trong môi trường kí sinh.
1.2. Dinh dưỡng
- Giun đũa hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều.
- Chất dinh dưỡng vận chuyển theo một chiều trong ống ruột thẳng: từ miệng → hậu môn.
1.3. Sinh sản
a. Cơ quan sinh dục
- Giun đũa phân tính. Tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống: cái 2 ống đực 1 ống & dài hơn chiều dài cơ thể.
- Giun đũa thụ tinh trong. Con cái đẻ số lượng rất lớn, lẫn vào phân người (khoảng 200 ngàn trứng một ngày trong năm). Trứng mới đẻ không có phôi, hình bầu dục, có vỏ dày sần sùi, có kích thước khoảng 60x 40 micromét.
b. Vòng đời
Giun đũa trưởng thành (Ruột non người) → Trứng giun ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi → Ấu trùng trong trứng (Bám vào rau, quả nước…) → Ấu trùng chui khỏi trứng → Vào máu, gan, phổi → Giun đũa trưởng thành
c. Phòng chống giun đũa
- Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân khi ăn uống.
- Tẩy giun định kì…
1.4. Tổng kết
2. Luyện tập Bài 13 Sinh học 7
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Trình bày được khái niệm về ngành giun tròn. Nêu được những đặc điểm chính của ngành.
- Mô tả được hình thái cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một đại diện trong ngành giun tròn là giun đũa
- Trình bày được vòng đời của giun đũa, đặc điểm cấu tạo của chúng...
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Ruồi
- B. Ốc ruộng
- C. Muỗi
- D. Chuột
-
- A. Hô hấp
- B. Tiêu hoá
- C. Qua tiếp xúc máu
- D. Qua muỗi đốt
-
- A. Máu
- B. Ruột non
- C. Cơ bắp
- D. Gan
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 49 SGK Sinh học 7
Bài tập 2 trang 49 SGK Sinh học 7
Bài tập 3 trang 49 SGK Sinh học 7
Bài tập 3 trang 33 SBT Sinh học 7
Bài tập 9 trang 34 SBT Sinh học 7
Bài tập 10 trang 34 SBT Sinh học 7
Bài tập 11 trang 34 SBT Sinh học 7
Bài tập 12 trang 34 SBT Sinh học 7
3. Hỏi đáp Bài 13 Chương 3 Sinh học 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!