Trong bài học này các em được học về đại diện của ngành giun dẹp là sán lá gan. Biết được cấu tạo, phương thức dinh dưỡng và di chuyển để chứng minh được chúng hoàn toàn tiến hoá hơn so với ngành ruột khoang. Tìm hiểu vòng đời của sán lá gan để tự giác đề phòng và tiêu diệt sán thích hợp.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đặc điểm của sán lá gan
a. Nơi sống
Sán lá gan: kí sinh ở gan và mật trâu, bò và người
b. Cấu tạo, di chuyển và dinh dưỡng
- Cơ thể sán lá gan hình lá, dẹp, dài 2 – 5 cm, màu đỏ máu.
- Mắt, lông bơi tiêu giảm.
- Các giác bám phát triển.
- Nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, nên sán lá gan có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường ký sinh.
- Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ
- Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường ký sinh đưa vào hai nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
- Sán lá gan chưa có hậu môn.
1.2. Sinh sản
a. Cơ quan sinh sản
- Sán lá gan lưỡng tính.
- Cơ quan sinh dục gồm: cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái với tuyến noãn hoàng.
- Phần lớn chúng có cấu tạo dạng ống phân nhánh và phát triển chằng chịt.
b. Vòng đời
- Sán lá gan đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày).
- Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.
- Ấu trùng chui vào sống ký sinh trong ốc ruộng, sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi. Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán.
- Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm sán lá gan.
1.3. Tổng kết
Bài tập minh họa
Ví dụ:
Đặc điểm cấu tạo của sán lông và sán lá gan?
Gợi ý trả lời:
Đặc điểm | Sán lông | Sán lá gan |
Mắt | Phát triển (2 mắt ở đầu) | Tiêu giảm |
Lông bơi | Phát triển xung quanh cơ thể | Tiêu giảm. Thành cơ thể có khả năng chun giãn |
Giác bám | Không có | Phát triển |
Cơ quan tiêu hoá | Bình thường (nhánh ruột, chưa có hậu môn) | Nhánh ruột phát triển, chưa có lỗ hậu môn. |
|
|
|
Ý nghĩa thích nghi | Lối sống bơi lội tự do trong nước. | Lối sống kí sinh, bám chặt vào gan, mật. Luồn lách trong môi trường kí sinh. |
3. Luyện tập Bài 11 Sinh học 7
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và di chuyển của sán lá gan.
- Mô tả được vòng đời sinh sống của sán lá gan.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Lợn
- B. Gà, vịt
- C. Ốc ruộng
- D. Trâu, bò
-
- A. Gan
- B. Ruột non
- C. Phổi
- D. Dạ dày
-
- A. 2000 trứng
- B. 3000 trứng
- C. 4000 trứng
- D. 5000 trứng
Câu 4- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 43 SGK Sinh học 7
Bài tập 2 trang 43 SGK Sinh học 7
Bài tập 3 trang 43 SGK Sinh học 7
Bài tập 3 trang 29 SBT Sinh học 7
Bài tập 10 trang 32 SBT Sinh học 7
Bài tập 2 trang 33 SBT Sinh học 7
Bài tập 3 trang 33 SBT Sinh học 7
Bài tập 5 trang 33 SBT Sinh học 7
4. Hỏi đáp Bài 11 Chương 3 Sinh học 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!