Bài tập SGK Sinh Học 6 Bài 12: Biến dạng của rễ.
-
Bài tập 1 trang 42 SGK Sinh học 6
Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng?
-
Bài tập 2 trang 42 SGK Sinh học 6
Tại sao phải thu hoạch các cây có củ trước khi chúng ra hoa?
-
Bài tập 5 trang 20 SBT Sinh học 6
- Quan sát một số loài cây như: trầu không, cà rốt, cây mắm, dây tơ hồng, bụt mọc, cây tầm gửi, cải củ, hồ tiêu... có rễ biến dạng:
- Căn cứ vào những đặc điểm giống nhau, em hãy sắp xếp chúng vào các nhóm phù hợp, nêu đặc điểm chung của mỗi nhóm và cho biết vai trò của loại rễ đó đối với cây.
-
Bài tập 13 trang 24 SBT Sinh học 6
Các cây nào sau đây đều có rễ củ?
A. Cây mắm, cây đước, cây bụt mọc.
B. Cây cải củ, cây cà rốt, cây sắn (cây khoai mì).
C. Cây bần, cây hồ tiêu, cây trầu không.
D. Cây khoai lang, cây bụt mọc, cây tầm gửi.
-
Bài tập 14 trang 24 SBT Sinh học 6
Các cây nào sau đây đều có rễ móc?
A. Cây đước, cây bụt mọc.
B. Cây cải củ, cây cà rốt.
C. Cây hồ tiêu, cây trầu không.
D. Dây tơ hồng, cây tầm gửi.
-
Bài tập 15 trang 24 SBT Sinh học 6
Các cây nào sau đây đều có rễ thở?
A. Cây mắm, cây bụt mọc.
B. Cây cải củ, cây cà rốt.
C. Cây hồ tiêu, cây trầu không.
D. Dây tơ hồng, cây tầm gửi.
-
Bài tập 16 trang 24 SBT Sinh học 6
Các cây nào sau đây đều có giác mút?
A. Cây đước, cây bụt mọc.
B. Cây cải củ, cây cà rốt.
C. Cây hồ tiêu, cây trầu không.
D. Dây tơ hồng, cây tầm gửi.
-
Bài tập 17 trang 24 SBT Sinh học 6
Rễ móc là loại rễ có đặc điểm
A. là loại rễ chính, mọc thẳng, ăn sâu vào đất giúp cây đứng vững.
B. là loại rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.
C. phình to, chứa nhiều chất dinh dưỡng.
D. biến đổi thành giác mút, đâm sâu vào thân hoặc cành của cây khác.