70 Câu trắc nghiệm ôn tập Ứng dụng di truyền môn Sinh học 9 năm 2020

70 CÂU TRẮN NGHIỆM ÔN TẬP ỨNG DỤNG DI TRUYỀN MÔN SINH 8 HỌC NĂM 2020

 

Câu 1: Nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể là:

A. Ứng dụng không có hiệu quả trên cây trồng

B. Ứng dụng có hiệu quả trên cây trồng nhưng không có hiệu quả trên vật nuôi

C. Hiệu quả thu được thấp hơn so với chọn lọc hàng loạt

D. Công phu, tốn kém nên khó áp dụng rộng rãi

Câu 2: Chọn lọc hàng loạt là gì?

A. Dựa trên kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống

B. Dựa trên kiểu hình chọn một số ít cá thể tốt đem kiểm tra kiểu gen để chọn những cá thể phù hợp với mục tiêu chon lọc để làm giống

C. Dựa trên kiểu gen chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống

D. Phát hiện và loại bỏ các cá thể có kiểu gen và kiểu hình không phù hợp

Câu 3: Chọn lọc cá thể là gì?

A. Dựa trên kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống

B. Chọn lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên riêng rẽ thành từng dòng , kiểm tra kiểu gen của mỗi cá thể, chọn cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống

C. Chọn lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên riêng rẽ thành từng dòng , không kiểm tra kiểu gen của mỗi cá thể, chọn cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống

D. Chọn lấy một số ít cá thể tốt, trộn lẫn lộn các hạt giống với nhau rồi gieo trồng vụ sau

Câu 4: Dưới đây là các bước cơ bản trong chọn giống lúa của một số nông dân:

- Gieo trồng giống khởi đầu

- Chọn những cây ưu tú để làm giống cho vụ sau

- Hạt của mỗi cây được gieo trồng riêng thành từng dòng

- So sánh năng suất, chất lượng của các dòng với nhau, so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng để chọn ra dòng tốt nhất

Các thao tác nêu trên là của phương pháp chọn lọc nào dưới đây?

A. Chọn lọc cá thể

B. Chọn lọc hàng loạt một lần

C. Chọn lọc hàng loạt hai lần

D. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần

Câu 5: Dưới đây là các bước cơ bản trong chọn giống lúa của một số nông dân:

- Gieo trồng giống khởi đầu

- Chọn những cây ưu tú và hạt thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau

- Gieo trồng các hạt giống được chọn

- So sánh năng suất và chất lượng của giống được chọn với giống khởi đầu và giống đối chứng

Các thao tác nêu trên là của phương pháp chọn lọc nào dưới đây?

A. Chọn lọc cá thể

B. Chọn lọc hàng loạt một lần

C. Chọn lọc hàng loạt hai lần

D. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần

Câu 6: Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp chọn lọc nào có hiệu quả nhất?

A. Chọn lọc hàng loạt một lần

B. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần

C. Chọn lọc cá thể, kiểm tra đực giống qua đời con

D. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần, chọn lọc cá thể

Câu 7: Trong thực tế chọn giống, người ta thường áp dụng các phương pháp chọn lọc cơ bản nào sau đây?

A. Chọn lọc tư nhiên, chọn lọc cá thể

B. Chọn lọc cá thể, chọn lọc hàng loạt

C. Chọn lọc nhân tạo, chọn lọc hàng loạt

D. Chọn lọc nhân tạo, chọn lọc cá thể

Câu 8: Trong chọn lọc hàng loạt, người ta dựa vào đặc điểm nào để chọn các tính trạng đáp ứng mục tiêu chọn giống?

A. Kiểu hình chọn từ một cá thể

B. Kiểu hình và kiểu gen chọn từ một cá thể

C. Kiểu gen chọn từ một nhóm cá thể

D. Kiểu hình chọn từ trong một nhóm cá thể

Câu 9: Nông dân duy trì chất lượng giống lúa bằng cách chọn các cây tốt có bông và hạt tốt thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau. Đó là phương pháp chọn lọc nào?

A. Chọn lọc nhân tạo

B. Chọn lọc tự nhiên

C. Chọn lọc cá thể

D. Chọn lọc hàng loạt

Câu 10: Trong chăn nuôi vịt đẻ trứng, người ta chọn trong đàn những con cái có đặc điểm:

A. Đầu to, cổ ngắn, phía sau của thân nở

B. Đầu nhỏ, cổ dài, phía sau của thân nở

C. Chân thấp, ăn nhiều, tăng trọng nhanh

D. Cổ dài, đầu to, chân nhỏ, thân ngắn

Câu 11: Ở giống lúa A thuần chủng được tạo ra từ lâu , mới bắt đầu giảm độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng. Hỏi cần áp dụng phương pháp chọn lọc nào để khôi phục lại 2 đặc điểm tốt của giống lúa trên?

A. Chọn lọc hàng loạt một lần

B. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần

C. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần và chọn lọc cá thể

D. Chọn lọc cá thể

Câu 12: Ở giống lúa B thuần chủng được tạo ra từ lâu, có sai khác rõ rệt giữa các cá thể về độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng. Hỏi cần áp dụng phương pháp chọn lọc nào để khôi phục lại 2 đặc điểm tốt của giống lúa trên? 

A. Chọn lọc hàng loạt một lần

B. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần

C. Chọn lọc cá thể

D. Chọn lọc hàng loạt một lần và chọn lọc cá thể

Câu 13: Hoạt động nào sau đây không có ở chọn lọc hàng loạt?

A. Có sự đánh giá kiểu hình ở đời con

B. Có thể tiến hành chọn lọc một lần hay nhiều lần

C. Con cháu của các cá thể chọn giữ lại được nhân lên theo từng dòng riêng rẽ

D. Thực hiện đối với cây tự thụ phấn và cây giao phấn

Câu 14: Dưới đây là các bước cơ bản trong chọn giống cải củ:

- Gieo trồng giống khởi đầu (vụ 1)

- Chọn hạt của những cây ưu tú để làm giống cho vụ 2

- Gieo trồng các hạt giống được chọn ở vụ 1

- Chọn hạt của những cây ưu tú để làm giống cho vụ 3

- Gieo trồng các hạt giống được chọn ở vụ 2

- So sánh năng suất và chất lượng của giống được chọn ở vụ 2 với giống khởi đầu và giống đối chứng

Các phương pháp nêu trên là của phương pháp chọn lọc nào dưới đây?

A. Chọn lọc cá thể

B. Chọn lọc hàng loạt 1 lần

C. Chọn lọc hàng loạt 2 lần

D. Chọn lọc hàng loạt 3 lần

Câu 15: Trong quá trình tạo các giống lúa như tài nguyên đột biến, tám thơm đột biến, các nhà khoa sử dụng phương pháp:  

A. Chọn lọc cá thể

B. Chọn lọc hàng loạt 1 lần

C. Chọn lọc hàng loạt 2 lần

D. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần

Câu 16: Nước ta đã rút ngắn thời gian tạo ra giống mới và tạo những đặc tính quý mà phương pháp chọn giống truyền thống chưa làm được là nhờ?1)

A. Vận dụng các quy luật biến dị.

B. Sử dụng các kĩ thuật phân tử và tế bào.

C. Vận dụng các quy luật di truyền - biến dị, sử dụng các kĩ thuật phân tử và tế bào.

D. Sử dụng các phương pháp chọn lọc.

Câu 17: Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở nước ta là ở lĩnh vực nào?

A. Chọn giống lúa, lạc, cà chua.

B. Chọn giống ngô, mía, đậu tương.

C. Chọn giống lúa, ngô, đậu tương.

D. Chọn giống đậu tương, lạc, cà chua.

Câu 18: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống cây trồng gồm các phương pháp nào?

A. Tạo biến dị tổ hợp, chọn lọc cá thể và xử lí đột biến, chọn giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị.

B. Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lí đột biến, gây đột biến nhân tạo rồi chọn lọc hàng loạt để tạo giống mới, chọn giống bằng đột biến xôma.

C. Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể để tạo giống mới, phối hợp giữa lai hữu tính và xử lí đột biến, chọn giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma.

D. Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể để tạo giống mới, phối hợp giữa lai hữu tính tạo biến dị tổ hợp với chọn lọc cá thể.

Câu 19: Các phương pháp được sử dụng trong chọn giống vật nuôi là:

A. Tạo giống mới, cải tạo giống địa phương.

B. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1), nuôi thích nghi các giống nhập nội.

C. Tạo giống mới, cải tạo giống địa phương, tạo giống ưu thế lai (giống lai F1), nuôi thích nghi các giống nhập nội, ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống.

D. Tạo giống mới, tạo ưu thế lai, ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống.

Câu 20: Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào để tạo nguồn biến dị ?

A. Gây đột biến nhân tạo.

B. Giao phối cận huyết.

C. Lai giống.

D. Sử dụng hoocmôn sinh dục.

Câu 21: Con lai kinh tế được tạo ra giữa  bò vàng Thanh Hoá và  bò Hôn sten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Đây là thành tựu chọn giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nào?

A. Công nghệ cấy chuyển phôi.

B. Nuôi thích nghi.

C. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1)

D. Tạo giống mới.

Câu 22: Nhiệm vụ của khoa học chọn giống là:

A. Cải tiến các giống cây trồng, vật nuôi hiện có.

B. Cải tiến các giống vật nuôi, cây trồng và vi sinh vật hiện có.

C. Cải tiến các giống hiện có, tạo ra các giống mới có năng suất cao.

D. Tạo ra các giống mới có năng suất, sản lượng cao, đáp ứng với yêu cầu của con người.

Câu 23: Trong chọn giống vật nuôi, quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian rất dài và kinh phí rất lớn nên người ta thường dùng các phương pháp nào sau đây:

A. Nuôi thích nghi và chọn lọc cá thể.

B. Tạo giống ưu thế lai và chọn lọc cá thể.

C. Cải tiến giống địa phương, nuôi thích nghi hoặc tạo giống ưu thế lai.

D. Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống.

Câu 24: Giống dâu tam bội (3n) được tạo ra từ  giống dâu tứ bội (4n) với giống dâu lưỡng bội (2n) nhờ phương pháp:

A. Gây đột biến nhân tạo.

B. Lai hữu tính và xử lí đột biến.

C. Tạo giống đa bội thể.

D. Tạo giống ưu thế lai.

Câu 25: Kết quả của chọn lọc hàng loạt là:

A. Kết quả nhanh ở thời gian đầu, nâng sức sản xuất đến mức độ nào đó rồi dừng lại

B. Kết quả luôn cao và ổn định

C. Kết quả nhanh xuất hiện và ổn định

D. Kết quả chậm xuất hiện và ổn định

Câu 26: Nhược điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt là:

A. Chỉ dựa vào kiểu hình, thiếu kiểm tra kiểu gen

B. Không có hiệu quả khi áp dụng trên vật nuôi

C. Không có hiệu quả trên cây tự thụ phấn

D. Đòi hỏi phải theo dõi công phu và chặt chẽ

Câu 27: Tia nào sau đây có khả năng xuyên sâu qua các mô?

A. Tia hồng ngoại, tia X, tia tử ngoại.

B. Tia X, tia gamma, tia anpha, tia bêta

C. Tia X, tia tử ngoại, tia gamma

D. Tia tử ngoại, tia anpha, tia bêta

Câu 28: Tia nào sau đây không có khả năng xuyên sâu qua các mô?

A. Tia X                   B. Tia gamma                         C. Tia tử ngoại            D. Tia anpha

Câu 29: Trong chọn giống thực vật loại tia nào sau đây được dùng để xử lí hạt nảy mầm, bầu nhụy, hạt phấn, mô nuôi cấy?

A. Tia X, tia gamma, tia anpha, tia bêta

B. Tia X, tia tử ngoại, tia gamma, tia anpha

C. Tia hồng ngoại, tia X, tia tử ngoại, tia gamma

D. Tia tử ngoại, tia gamma, tia anpha, tia bêta

Câu 30: Trong chọn giống bằng cách gây đột biến nhân tạo, loại tia nào được dùng để xử lí vi sinh vật, bào tử và hạt phấn?

A. Tia hồng ngoại                B. Tia X                      C. Tia tử ngoại            D. Tia bêta

Đáp án từ câu 1-30

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

B

A

B

C

B

D

D

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

B

C

C

A

C

C

C

C

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

C

C

A

A

D

B

C

A

C

 

-(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 31 - 70 , các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-

 

Trên đây là trích đoạn 1 phần nội dung tài liệu 70 Câu trắc nghiệm ôn tập Ứng dụng di truyền môn Sinh học 9 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?