62 Bài tập trắc nghiệm chủ đề Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào Sinh học 10 có đáp án

62 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHỦ ĐỀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO SINH HỌC 10 

Câu 1: Bào quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hô hấp của tế bào:

A. Ti thể.                                B. Lạp thể.                 C. Bộ máy Gôngi.                 D. Ribôxôm.

Câu 2: Enzim có bản chất là:

A. Pôlisaccarit                      B. Prôtêin                   C. Mônôsaccrit                     D. Photpholipit

Câu 3: Phát biểu sau đây có nội dung đúng là:

A. Enzim là một chất xúc tác sinh học.                

B. Enzim được cấu tạo từ các đisaccarit.

C. Enzim sẽ biến đổi khi tham gia vào phản ứng.          

D. Ở động vật, enzim do các tuyến nội tiết tiết ra.

Câu 4: Nồng độ chất tan trong tế bào thực vật khoảng 0,8M. Co nguyên sinh xảy ra khi cho tế bào vào trong dung dịch nào sau đây?    

A. Nước cất.                          B. 0,4M.                     C. 0,8M.                                 D. 1,0M.

Câu 5: Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarozơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch

A. Saccarôzơ ưu trương.                                          B. Urê nhược trương.        

C. Saccarôzơ nhược trương.                                    D. Urê ưu trương.

Câu 6: Khẳng định không đúng với hiện tượng khuếch tán là:

A. Không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.                 

B. Là quá trình vận chuyển thụ động.

C. Có thể cần phải có sự trợ giúp của Protein.

D. Thể hiện khi các phân tử vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.

Câu 7: Bạch cầu vây bắt và nuốt vi khuẩn bằng cách:

A. Thực bào.                       B. Nhập bào.             C. Xuất bào.              D. Ẩm bào.

Câu 8: Nhập bào là hiện tượng vận chuyển vật chất .....tế bào thông qua......

A. Vào /  khuếch tán tế bào.         

B. Vào / bóng thực bào.    

C. Vào /  Protein vận chuyển.    

D. Ra khỏi /  khuếch tán.

Câu 9: Nồng độ canxi trong tế bào là 0,3%, nồng độ canxi trong dịch ngoại bào là 0,1%. Tế bào lấy canxi bằng cách nào?

A. Vận chuyển thụ động.                                       B. Khếch tán.                       

C. Vận chuyển chủ động.                                      D. Thẩm thấu.

Câu 10: Ôxi tự do trong không khí được vận chuyển qua màng tế bào theo cơ chế

A. Khuếch tán trực tiếp.                                          B. Thẩm thấu.

C. Khuếch tán gián tiếp.                                          D. Thẩm tách.

Câu 11: Các ion có thể qua màng tế bào bằng cách

1. Khuếch tán qua kênh prôtêin( thuận chiều gradien nồng độ).

2. Vận chuyển (chủ động) qua kênh prôtêin ngược chiều gradien nồng độ.

3. Khuếch tán qua lớp phôtpholipit.

4. Biến dạng màng tế bào.

Phương án trả lời đúng:

A. 1, 2.                        B. 2, 4.                        C. 2, 3.                  D. 1, 3, 4.

Câu 12: Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là

A. Vận chuyển thụ động.                         B. Vận chuyển chủ động.        

C. Vận chuyển qua kênh prôtêin.           D. Sự thẩm thấu.

Câu 13: Vận chuyển thụ động có đặc điểm

A. Tiêu tốn năng lượng.                           B. Không tiêu tốn năng lượng

C. Cần các bơm đặc biệt trên màng.       D. Cần kênh prôtêin.

Câu 14: Tính thấm chọn lọc của màng tế bào có ý nghĩa gì?

A. Chỉ cho 1 số chất xác định đi vào tế bào.                                        

B. Không cho chất độc đi vào tế bào.

C. Giúp tế bào có thể trao đổi chất với môi trường.                            

D. Bảo vệ tế bào.

Câu 15: Cách vận chuyển nào sau đây thuộc hình thức vận chuyển chủ động?

1. Vận chuyển nước qua màng tế bào nhờ kênh prôtêin.

2. Vận chuyển glucôzơ đồng thời với natri qua màng tế bào.

3. Vận chuyển các chất có kích thước lớn qua màng tế bào.

4. Vận chuyển O2 qua màng tế bào.

5. Vận chuyển Na+ và K+ bằng bơm prôtêin qua màng tế bào.

Phương án trả lời đúng:

A. 1, 2, 3.                   B. 2, 3, 4.                    C. 2, 3, 5.        D. 1, 3, 4.

Câu 16: Các chất vận chuyển qua màng sinh chất thực chất là đi qua:

A. Lớp phôtpholipit và kênh prôtêin.                           

B. Lớp phôtpholipit và glicôprôtêin.

C. Prôtêin và glicôprôtêin.                                              

D. Glicôprôtêin và peptiđôglican.

Câu 17: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào gọi là môi trường: 

A. Ưu trương.                        B. Đẳng trương.                     C. Nhược trương.      D. Bão hoà.

Câu 18: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan nhỏ hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào gọi là môi trường:  

A. Nhược trương.                  B. Ưu trương.                        C. Bão hoà.                D. Đẳng trương.

Câu 19: Vật chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào? 

A. Hoà tan trong dung môi.                                     B. Dạng tinh thể rắn.                       

C. Dạng khí.                                                             D. Dạng tinh thể rắn và khí.

Câu 20: Thí nghiệm để xác định tế bào đó còn sống hay đã chết cần dựa vào hiện tượng nào sau đây:

A. Co và phản co nguyên sinh.                                          

B. Co nguyên sinh.

C. Phản co nguyên sinh.                                                      

D. Cách biểu hiện của tế bào với môi trường.

 {-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-31 của Bài tập trắc nghiệm chủ đề Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào Sinh học 10 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Câu 32: Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?

A. Nhiệt độ, độ pH  

B. Nồng độ cơ chất  

C. Nồng độ enzim    

D. Sự tương tác giữa các enzim.

Câu 33: Điều nào dưới đây không phải là vai trò của ATP

A. Tổng hợp các chất hoá học cho tế bào                    

B. Phân giải các chất hữu cơ trong tế bào.

C. Vận chuyển các chất qua màng                               

D. Sinh công cơ học, dẫn truyền xung thần kinh.

Câu 34: Trong phân tử enzim, vùng cấu trúc đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất được gọi là:

A. Trung tâm hoạt động.                           B. Trung tâm xúc tác.                    

C. Trung tâm liên kết.                               D. Trung tâm phản ứng.

Câu 35: Cơ chất là:

A. Sản phẩm tạo ra từ phản ứng do emzim xúc tác              

B. Chất tham gia phản ứng do emzim xúc tác

C. Chất tham gia cấu tạo enzim                                           

D. Chất tạo ra do nhiều enzim liên kết lại

Câu 36: Chức năng quan trọng nhất của quá trình đường phân trong hô hấp tế bào là:

A. Thu được mỡ từ glucôzơ.                                                        

B. Lấy năng lượng từ glucozo một cách nhanh chóng.

C. Cho phép cacbohidrat xâm nhập vào chu trình Crep.                    

D. Phân chia đường glucozo thành tiểu phần nhỏ

Câu 37: Chuỗi chuyền electron hô hấp diễn ra ở:

A. Màng lưới nội chất trơn.                                   B. Màng lưới nội chất hạt.    

C. Màng ngoài của ti thể.                                       D. Màng trong cuả ti thể.

Câu 38: Quá trình đường phân xảy ra ở

A.Trên màng của ti thể.                                           B. Trong tế bào chất.                  

C. Trên chất nền của ti thể.                                     D. Trong nhân tế bào.

Câu 39: Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng:

A. Oxy hóa khử.                   B. thủy phân.                         C. Tổng hợp.                          D. Phân giải.

Câu 40: Trong quá trình hô hấp tế bào, từ 1 phân tử glucozo phân giải hoàn toàn được:

A. 38 ATP                              B. 20 ATP                              C. 2 ATP                                D. 4 ATP

Câu 41: Tốc độ của quá trình hô hấp phụ thuộc vào:

A. Nhu cầu năng lượng trong tế bào.          

B. Tỉ lệ giữa CO2 / O2.             

C. Nồng độ cơ chất.   

D. Hàm lượng oxy trong tế bào.

Câu 42: Quá trình hô hấp có ý nghiã sinh học là:

A. Tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống cuả tế bào và cơ thể.

B. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.

C. Chuyển hóa glucozo thành CO2, H2O và năng lượng.                         

D. Thải các chất độc hại ra khỏi tế bào.

Câu 43: Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong:

A. Chuỗi chuyền electron hô hấp.

B.  quá trình đường phân.   

C. Chu trình Crep.   

D. Chu trình Canvin.

Câu 44: Chất mang điện tử (proton) trong hô hấp nội bào:

A. NADH, FADH2                B. ATP.                       C. Tinh bột.               D. NADH, FADH2, ATP..

Câu 45: Một phân tử glucozo bị oxy hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng hai quá trình này chỉ tạo ra một ít ATP. Phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ ở:

A. Trong NADH và FADH2.                                    B. Trong O2.             

C. Trong FAD và NAD+.                                          D. Mất dưới dạng nhiệt.

Câu 46: Trong chu trình Crep, 1 phân tử Axêtyl CoA  có thể tạo ra:

A. 2ATP, 6NADH, 2FADH2.                                    B. 2ATP, 6NADH.            

C. 6NADH, 2FADH2.                                               D. 1ATP, 3NADH, 1FADH2.   

Câu 47: Trong chu trình Crep, 1 phân tử Axit piruvic tạo ra các sản phẩm:

A. 2CO2, 1ATP, 3NADH, 1FADH2.                         B. 3CO2, 2ATP, 6NADH. 

C. 2CO2, 6NADH, 2FADH2.                                    D. 3CO2, 1ATP, 4NADH, 1FADH2.   

Câu 48: Vì sao chu trình Crep được gọi là 1 chu trình:

A. Vì glucôzơ luôn được tái tổng hợp.                                    

B. Vì NAD+  và FAD được quay vòng.

C. Vì NADH được quay vòng trong chuỗi vận chuyển điện tử.

D. Vì hợp chất Axêtyl - CoA cùng với 1 hợp chất 4C được phục hồi ở cuối chu trình.

Câu 49: Trong tế bào, các axit piruvic được ôxi hóa để tạo thành chất A. Chất A sau đó đi vào chu trình Crep. Chất A đó là:    

A. Axit Ôxalôaxêtic.                                                B. Axit Axêtic.             

C. Axêtyl CoenzimA.                                               D. Axit Lactic.

Câu 50: Trong hoạt động hô hấp tế bào, nước được tạo ra từ giai đoạn nào sau đây:

A. Đường phân.                                                       B. Chu trình Crep.  

C. Đường phân và chu trình Crep.                          D. Chuỗi chuyền điện tử.

Câu 51: Điện tử được tách ra từ glucôzơ trong hô hấp nội bào cuối cùng có mặt trong:

A. Nước.                                 B. Nhiệt.                     C. Glucôzơ.                           D. ATP.

Câu 52: Trong quá trình hô hấp tế bào, nguyên liệu tham gia trực tiếp vào chu trình Crep là:

A. Axetyl CoA.                                                           B. Glucozo.                          

C. Axit pyruvic.                                                           D. NADH, FADH.

 

 {-- Nội dung đề và đáp án từ câu 53-62 của Bài tập trắc nghiệm chủ đề Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào Sinh học 10 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung 62 Bài tập trắc nghiệm chủ đề Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào Sinh học 10 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?