4 DẠNG BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN VỀ NGUYÊN TỬ MÔN HÓA 10 TRONG CÁC ĐỀ THI THPT QG
Dạng 1: Bài tập về thành phần của nguyên tử
Ví dụ 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.
B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt nơtron.
D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.
Hướng dẫn giải:
⇒ Đáp án D
Ví dụ 2: Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử:
A. Có cùng số khối A
B. Có cùng số proton
C. Có cùng số nơtron
D. Có cùng số proton và số nơtron
Hướng dẫn giải:
⇒ Đáp án B
Ví dụ 3: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên
A. electron, proton và nơtron
B. electron và nơtron
C. proton và nơtron
D. electron và proton
Hướng dẫn giải:
⇒ Đáp án A
Ví dụ 4: Cặp phát biểu nào sau đây là đúng:
1. Obitan nguyên tử là vùng không gian quanh hạt nhân, ở đó xác suất hiện diện của electron là rất lớn ( trên 90%).
2. Đám mây electron không có ranh giới rõ rệt còn obitan nguyên tử có ranh giới rõ rệt.
3. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron với chiều tự quay giống nhau.
4. Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ được phân bố trên các obitan sao cho các electron độc thân là tối đa và các electron phải có chiều tự quay khác nhau.
5. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron với chiều tự quay khác nhau.
A. 2,4,5. B. 2,3.
C. 3,4. D. 2,3,4.
Hướng dẫn giải:
⇒ Đáp án D
Ví dụ 5: Chọn câu phát biểu sai :
1. Trong một nguyên tử luôn luôn có số prôtôn = số electron = số điện tích hạt nhân
2. Tổng số prôton và số electron trong một hạt nhân gọi là số khối
3. Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử
4. Số prôton = điện tích hạt nhân
5. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số prôton nhưng khác nhau về số nơtron
A. 1,3,5. B. 3,2,4.
C. 3,5, 4. D. 1,2,5.
Hướng dẫn giải:
⇒ Đáp án B
Dạng 2: Tìm số P, E, N, số khối A – Viết kí hiệu nguyên tử
Ví dụ 1: Biết nguyên tử B có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Kí hiệu nguyên tử B là?
Hướng dẫn giải:
Số hạt không mang điện chiếm 33,33% ⇒ % n = 33,33;
Tổng số hạt = 21
⇒ n = 33,33%.21 = 7 (1)
Ta có: p + n + e = 21 mà p = e ⇒ 2p + n = 21 (2)
Thay n = 21 ⇒ p = e = (21−7) : 2 = 7
A = p + n = 7 + 7 = 14; Z = p = e = 7
⇒ Kí hiệu nguyên tử B:
⇒ Đáp án A
Ví dụ 3: Tổng số hạt trong nguyên tử X là 28. Số hạt p, n, e của X lần lượt là:
A. 8; 12; 8
B. 9; 10; 9
C. Không xác định được
D. Cả A và B
Hướng dẫn giải:
Tổng số hạt = 28 ⇒ p + n + e = 28 ⇒ 2p + n = 28
Ta có: p < n < 1,5p
⇒ 3p ≤ 2p + n = 28 ≤ 3,5p
⇒ 8 ≤ p ≤ 9,3 mà p ∈ N
⇒ Đáp án D
Ví dụ 4: Oxit X có công thức R2O. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong X là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. X là chất nào dưới đây (biết rằng trong hạt nhân nguyên tử oxi có 8 proton và 8 nơtron)?
A. N2O. B. Na2O.
C. Cl2O. D. K2O.
Hướng dẫn giải:
Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong X là 92
⇒ 2. (2pR + nR) + 2pO + nO = 92
Ta có: pO = 8 ; nO = 8
⇒ 2. (2pR + nR) = 68 (1)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28
⇒ (2.2pR + 2.nO ) - (2nR + nO) = 28
⇒ 4pR - 2nR = 20 (2)
Từ (1), (2) ⇒ pR = 11, nR = 12 ⇒ R là Na
⇒ Đáp án B
----(Để xem nội dung chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
Ví dụ 1: Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện. Nguyên tố R và cấu hình electron là
A. Na, 1s22s22p63s1.
B. Mg, 1s22s22p63s1.
C. Na, 1s22s22p63s2.
D. Mg, 1s22s22p63s2.
Hướng dẫn giải:
Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34
⇒ 2p + n = 34 (1)
số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện
⇒ 2p = 1,883n (2)
Từ (1), (2) ⇒ p = 11, n = 12 ⇒ R là nguyên tố Na
Cấu hình của R là Na, 1s22s22p63s1.
⇒ Đáp án A
Ví dụ 2: Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào?
A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p.
C. Nguyên tố d. D. Nguyên tố f.
Hướng dẫn giải:
Giả sử số hiệu nguyên tử, số nơtron của nguyên tố trên lần lượt là Z, N
Ta có hpt:
\(\left\{ \begin{array}{l}
2Z + N = 40\\
Z - N = 1
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
Z = 13\\
N = 14
\end{array} \right.\)
Cấu hình electron của nguyên tố là: 1s22s22p63s23p1
Nhận thấy electron cuối cùng điền vào phân lớp p ⇒ nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố p
⇒ Đáp án B
Ví dụ 3: Cho nguyên tử R có tổng số hạt là 115, hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 25 hạt. Cấu hình electron nguyên tử của R là
A. [Ne] 3s23p3. B. [Ne] 3s23p5.
C. [Ar] 4s24p5. D. [Ar] 3d104s24p5
Hướng dẫn giải:
Giả sử số hiệu nguyên tử, số nơtron của R lần lượt là Z, N.
Ta có hpt:
\(\left\{ \begin{array}{l}
2Z + N = 115\\
2Z - N = 25
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
Z = 35\\
N = 45
\end{array} \right.\)
⇒ Cấu hình electron của R là: [Ar] 3d104s24p5
⇒ Đáp án C
Ví dụ 4: Chất X tạo bởi 3 nguyên tố A, B, C có công thức là ABC. Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Hiệu số khối giữa B và C gấp 10 lấn số khối của A. Tổng số khối của B và C gấp 27 lần số khối của A. Xác định công thức phân tử của X
A. HClO B. KOH
C. NaOH D. HBrO
Hướng dẫn giải:
Gọi tổng số proton và notron của phân tử X là p, n
Ta có hệ
\(\left\{ \begin{array}{l}
2p + n = 82\\
2p - n = 22
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
n = 26\\
p = 30
\end{array} \right.\)
Gọi tổng số khối của A, B, C lần lượt là a, b, c
Ta có hệ
\(\left\{ \begin{array}{l}
b - c = 10a\\
b + c = 27a\\
a + b + c = 26 + 30
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
a = 2\\
b = 37\\
c = 17
\end{array} \right.\)
A có số khối là 2 → pA + nA = 2, mà pA, nA là các số nguyên dương → pA = 1 (H)
B có số khối là 37 → pB + nB = 37
Luôn có pB ≤ nB ≤ 1,5pB; 2pB ≤ pB + nB = 37 ≤ 2,5pB
→ 14,8 ≤ pB ≤ 18,5 , → pB = 15 (P), 16 (S), 17 (Cl)
C có số khối là 17 → pC + nC = 37
Luôn có pC ≤ nC ≤ 1,5 pC; 2pC ≤ pC + nC = 17 ≤ 2,5pC
→ 6≤ pC ≤ 8,5 → pC = 7(N), 8(O)
Để chất X có công thức ABC thì X có công thức là HClO.
⇒ Đáp án A
Ví dụ 5: Hợp chất MX2 tạo ra từ các ion M2+ và X−. Tổng số hạt trong phân tử MX2 là 116. Số hạt trong M2+ lớn hơn số hạt trong X− là 29 hạt. Nguyên tử M có số proton bằng số nơtron. Nguyên tử X có số nơtron hơn số proton là 1 hạt. Xác định các nguyên tố M, X và viết công thức phân tử của hợp chất.
A. CaF2. B. CaCl2.
C. CuF2. D. CuCl2.
Hướng dẫn giải:
Đặt số p của M và X lần lượt là p và p'
Do M có p = n nên số hạt của M là p + n + e = 3p
Do X có nên số hạt của X là p' + n' + e' 3p' + 1
Số hạt của M2+ là 3p-2 và số hạt của X− là 3p' + 1 + 1 = 3p' + 2
Số hạt M2+ lớn hơn số hạt M− là 29
⇒ 3p - 2 - (3p' + 2) = 29 ⇒ p - p' = 11 (1)
Mặt khác tổng số hạt MX2 = 116
⇒ 3p + (3p' + 1) x 2 = 116 (2)
Từ (1), (2) ⇒ p = 20; p' = 9 ⇒ M là Ca ; X là F ⇒ CaF2
⇒ Đáp án A
...
Trên đây là toàn bộ nội dung 4 Dạng bài tập có đáp án về nguyên tử môn Hóa học 10 trong đề thi THPT QG qua các năm, để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!