BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT VÀ HIỂU
1. Mức độ nhận biết:
Câu 1:Có 3 lực \({\mathord{\buildrel{\lower3pt\hbox{$\scriptscriptstyle\rightharpoonup$}} \over F} _1};{\vec F_2};{\vec F_3}\) biểu diễn bởi 3 véctơ đồng qui tại một điểm, và mỗi một véctơ hợp với nhau một góc 120o. Có thể suy ra kết quả nào sau đây?
A . \({\vec F_1} + {\vec F_2} + {\vec F_3} = \vec 0\)
B. \(\left| {{{\vec F}_1} + {{\vec F}_2}} \right| = \left| {{{\vec F}_3}} \right|\)
C. \(\left| {{{\vec F}_1} + {{\vec F}_2}} \right| = \left| {{{\vec F}_2} + {{\vec F}_3}} \right| = \left| {{{\vec F}_3} + {{\vec F}_1}} \right|\)
D. Tất cả đều đúng
Câu 2:Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động hoặc bị biến dạng.
B. Lực là đại lượng vectơ.
C. Lực là tác dụng lên vật gây ra gia tốc cho vật.
D. Có thể tổng hợp các lực đồng quy theo quy tắc hình bình hành.
Câu 3:Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên nó giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào?
A. Lớn hơn. B. Nhỏ hơn.
C. Không thay đổi. D. Bằng 0.
Câu 4:Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?
A. Không đẩy gì cả. B. Đẩy xuống.
C. Đẩy lên. D. Đẩy sang bên.
Câu 5:Câu nào đúng? Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn
A. tác dụng vào cùng một vật. B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. không cần phải bằng nhau về độ lớn. D. phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá.
Câu 6:Điền khuyết vào chỗ chống. Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kỳ tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và........... với bình phương khoảng cách giữa chúng.
A. tỉ lệ thuận. B. tỉ lệ nghịch.
C. bằng tích số độ lớn của hai lực. D.bằng tổng số độ lớn của hai lực.
Câu 7:Hệ thức của định luật vạn vật hấp dẫn là:
A. \({F_{hd}} = G.\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\) B. \({F_{hd}} = \frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)
C. \({F_{hd}} = G.\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^{}}}}\) D. \({F_{hd}} = \frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^{}}}}\)
Câu 8:Công thức của định luật Húc là
A. F = ma B. \({F_{hd}} = G.\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^{}}}}\)
C. \(F = k\left| {\Delta l} \right|\) D. \(F = \mu N\)
Câu 9:Điền khuy ết: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lo xo .................với đ ộ biến dạng.
A. tỉ lệ thuận. B. tỉ lệ nghịch.
C. luôn bằng. D. biến thiên.
Câu 10:Biểu thức nào sau đây cho phép tính độ lớn của lực hướng tâm?
A. \({F_{ht}} = k\left| {\Delta l} \right|\) B. \({F_{ht}} = mg\)
C. \({F_{ht}} = m{\varpi ^2}r\) D. \({F_{ht}} = \mu mg\)
Câu 11:Lực nào sau đây có thể là lực hướng tâm?
A. Lực ma sát. B. Lực đàn hồi.
C. Lực hấp dẫn. D. cả ba lực trên.
Câu 12:Thời gian chuyển động của vật ném ngang là
A. \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \) B.\(t = \sqrt {\frac{{h}}{g}} \)
C. \(t = \sqrt {2h} \) D. \(t = \sqrt {2g} \)
Câu 13:Tầm ném xa của vật ném ngang là
A. \(L = {v_0}\sqrt {\frac{{2h}}{g}} \) B. \(L = {v_0}\sqrt {\frac{{h}}{g}}\)
C. \(L = {v_0}\sqrt {2h} \) D. \(L = {v_0}\sqrt {2g} \)
Câu 14:Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là
A. đường thẳng. B. đường tròn.
C. đương gấp khúc. D. đường parapol
2. Mức độ hiểu:
Câu 15:Một viên bi chuyển động đều trên mặt sàn nằm ngang, phẳng, nhẵn (ma sát không đáng kể). Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Gia tốc của vật bằng không.
B. Hợp lực tác dụng lên vật bằng không.
C. Vật không chịu tác dụng.
D. Vận tốc trung bình có giá trị bằng vận tốc tưc thời tại bất kỳ thời điểm nào.
Câu 16:Hợp lực của hai lực có độ lớn F và 2F có thể.
A. nhỏ hơn F. B. lớn hơn 3F.
C. vuông góc với lực \(\vec F\) . D. vuông góc với lực \(2\vec F\).
Câu 17:Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là
A. lực mà ngựa tác dụng vào xe. B. lực mà xe tác dụng vào ngựa.
C. lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất. D. lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.
Câu 18:Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính, hành khách sẽ:
A. nghiêng sang phải. B. nghiêng sang trái.
C. ngả người về phía sau. D. chúi người về phía trước.
Câu 19:Câu nào đúng? Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách.
A. dừng lại ngay. B. ngả người về phía sau.
C. chúi người về phía trước. D. ngả người sang bên cạnh.
Câu 20:Một người có trọng lượng 500n đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn
A. bằng 500N. B. bé hơn 500N.
C. lớn hơn 500N. D. phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên Trái Đất.
Câu 21:Gia tốc rơi tự do và trọng lượng của vật càng lên cao càng giảm vì
A. gia tốc rơi tự do tỷ lệ thuận với độ cao. B. gia tốc rơi tự do nghịch với độ cao của vật.
C. khối lượng vật giảm. D. khối lượng vật tăng.
Câu 22:Trường hợp nào thì trọng lượng của vật bằng trọng lực của vật?
A. bất kỳ lúc nào.
B. khi vật đứng yên so với Trái đất.
C. khi vât đứng yên hoặc chuyển động đều so với Trái Đất.
D. không bao giờ.
Câu 23:Trong giới hạn đàn hồi của lo xo, khi lo xo biến dạng hướng của lực đàn hồi ở đầu lo xo sẽ
A. hướng theo trục và hướng vào trong. B. hướng theo trục và hướng ra ngoài.
C. hướng vuông góc với trục lo xo. D. luôn ngược với hướng của ngoài lực gây biến dạng.
Câu 24:Giới hạn đàn hồi của vật là giới hạn trong đó vật
A. còn giữ được tính đàn hồi. B. không còn giữ được tính đàn hồi.
C. bị mất tính đàn hồi. D. bị biến dạng dẻo.
Câu 25:Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có
A. lực tác dụng ban đầu. B. phản lực.
C. lực ma sát. D. quán tính.
Câu 27:Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích nào kể sau đây?
A. tăng lực ma sát .
B. giới hạn vận tốc của xe.
C. tạo lực hướng tâm nhờ phản lực của đường
D. một mục đích khác.
Câu 28:Các vệ tinh nhân tạo của Trái Đất chuyển động tròn đều cân bằng bởi
A. lực hướng tâm và lực hấp dẫn. B. lực hướng tâm và lực đàn hồi.
C. lực hướng tâm và lực ma sát. D. lực hướng tâm và lực điện.
Câu 29:Trong chuyển động ném ngang, chuyển động của vật được mô tả là
A. thẳng đều. B. thẳng biến đổi đều.
C. rơi tự do. D. thẳng đều theo chiều ngang, rơi tự do theo phương thẳng đứng.
Câu 30:Hòn bi A có khối lượng lớn gấp đôi hòn bi B. Cùng một lúc tại mái nhà, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang. bỏ qua sức cản của không khí. Hãy cho biết câu nào dưới đây là đúng?
A. A chạm đất trước. B. A chạm đất sau.
C. Cả hai chạm đất cùng một lúc. D. Chưa đủ thông tin để trả lời.
Câu 31:Muốn cho một chất điểm cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải :
A .Không đổi. B. Thay đổi.
C. Bằng không. D. Khác không.
Câu 32:Lực và phản lực có:
A. Cùng phương cùng độ lớn nhưng ngược chiều B. Cùng giá cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
C. Cùng phương cùng độ lớn nhưng cùng chiều D. Cùng giá cùng độ lớn nhưng cùng chiều.
Câu 33:Một đoàn tàu đang chuyển động trên đường sắt thẳng ,nằm ngang với lực kéo không đổi bằng lực ma sát .Hỏi đoàn tàu chuyển động như thế nào :
A. Thẳng nhanh dần đều . B. Thẳng chậm dần đều .
C.Thẳng đều . D. Đứng yên.
Câu 34:Phát biểu nào sai :
A. Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện ( hoặc mất đi )đồng thời.
B.Lực và phản lực là hai lực trực đối .
C.Lực và phản lực không cân bằng nhau.
D.Lực và phản lực cân bằng nhau
Trên đây là toàn bộ nội dung Bài tập trắc nghiệm Động lực học chất điểm môn Vật lý 10 Mức độ nhận biết và hiểu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Chuyên đề phương pháp giải bài tập Chuyển động thẳng đều môn Vật lý 10
-
Bài tập Xác định vận tốc trung bình. Xác định các giá trị trong chuyển động thẳng đều
-
Phương trình chuyển động và Đồ thị toạ độ - thời gian của Chuyển động thẳng đều
Chúc các em học tập tốt !