350 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN MÔN ĐỊA LÍ 7
Bài 1. Dân số
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được quá trình phát triển dân số thế giới.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI Câu 1. Hãy trình bày quá trình phát triển dân số thế giới. |
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. Quá trình phát triển dân số thế giới. - Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp. Vào đầu Công nguyên, dân số thế giới chỉ có khoảng 300 triệu người, đến thế kỉ XVI mới tăng gấp đôi. - Năm 1804, dân số thế giới là 1 tỉ người, năm 2001 đã lên đến 6,16 tỉ người, năm 2009 là hơn 6,8 tỉ người. Dự báo, dân số thế giới sẽ là 8,9 tỉ người vào năm 2050. |
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Đọc biểu đồ gia tăng dân số.
* Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI Câu 2. Dựa vào hình 1.2 SGK, hãy nhận xét về tình hình gia tăng dân số thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX. |
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Dân số thế giới không ngừng tăng qua các năm, nhưng có sự khác nhau giữa các giai đoạn. - Từ đầu Công nguyên đến năm 1804 dân số thế giới tăng rất chậm. Nguyên nhân chủ yếu do tỉ lệ sinh cao, nhưng tỉ lệ tử cũng rất cao vì bệnh tật, đói kém và chiến tranh... - Từ năm 1804 trở lại đây, dân số thế giới tăng nhanh. Nguyên nhân do tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử dần dần hạ thấp vì y tế phát triển, sự phát triển của kinh tế, đời sống ở nhiều quốc gia được cải thiện... |
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được nguyên nhân gia tăng dân số thế giới.
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI Câu 3. Hãy trình bày nguyên nhân và hậu quả của gia tăng dân số thế giới. |
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. - Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp. Nguyên nhân do dịch bệnh, đói kém, chiến tranh... - Từ đầu thế kỉ XIX đến nay, dân số thế giới tăng nhanh. Nguyên nhân do có những tiến bộ về kinh tế – xã hội và y tế. |
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được hậu quả của gia tăng dân số thế giới.
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI Câu 4. Với nền kinh tế nghèo nàn, chậm phát triển, sự bùng nỗ dân số sẽ dẫn đến A. dân đông, tiêu thụ nhiều hàng hoá, sản xuất phát triển. B. nguồn lao động tăng nhanh, có lợi cho phát triển kinh tế. C. tăng nhanh khai thác tài nguyên, phá rừng lấy đất canh tác. D. sức ép dân số lớn, không đáp ứng đủ nhà ở, việc làm, giáo dục, y tế. |
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. D |
Bài 2. Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI Câu 1. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc người ta căn cứ vào A. cấu tạo cơ thể. B. hình thái bên ngoài. C. trang phục bên ngoài. D. sự phát triển của trí tuệ. |
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. B |
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it và Ơ-rô-pê-ô-it về hình thái bên ngoài của cơ thể và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI Câu 2. Căn cứ vào đâu mà người ta chia dân cư trên thế giới ra thành các chủng tộc? Các chủng tộc này sinh sống chủ yếu ở đâu? |
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. - Căn cứ vào hình thái bên ngoài của cơ thể, các nhà khoa học đã chia dân cư trên thế giới thành ba chủng tộc chính: Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it và Ơ-rô-pê-ô-it. - Nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc. + Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it (thường gọi là người da trắng): sống chủ yếu ở châu Âu, châu Mĩ. + Chủng tộc Nê-grô-it (thường gọi là người da đen): sống chủ yếu ở châu Phi. + Chủng tộc Môn-gô-lô-it (thường gọi là người da vàng): sống chủ yếu ở châu Á. |
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới.
* Mức độ: nhận biết-thông hiểu
CÂU HỎI Câu 3. Dân cư trên thế giới thường sinh sống chủ yếu ở khu vực nào? Tại sao? |
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. - Dân cư trên thế giới tập trung ở các khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu, ven vịnh Ghi-nê, đông bắc Hoa Kì, nam Mê-hi-cô, đông nam Bra-xin. - Nguyên nhân : Đây là những khu vực có điều kiện thuận lợi về khí hậu, địa hình, nguồn nước, kinh tế phát triển... |
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới.
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI Câu 4. Tại sao có sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới? |
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Do sự khác biệt về điều kiện sống (tự nhiên, giao thông, kinh tế,...) nên dân cư trên thế giới phân bố không đều. - Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hòa đều có dân cư tập trung đông đúc. - Các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc,... khí hậu khắc nghiệt có dân cư thưa thớt. |
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu 350 câu hỏi trắc nghiệm và tự luận có đáp án môn Địa lí 7. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:
- 28 câu hỏi trắc nghiệm về Môi trường hoang mạc có đáp án môn Địa lí 7
- Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm về Môi trường và hoạt động nông nghiệp đới ôn hòa môn Địa lí 7
Chúc các em học tốt!