35 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHỦ ĐỀ CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO SINH HỌC 12 CÓ ĐÁP ÁN
Câu 1: Cấu trúc không tìm thấy trong tế bào nhân sơ:
A. Roi. B. Màng sinh chất. C. Ti thể. D. Riboxom.
Câu 2: Đặc điểm chung của tế bào:
A. Kích thước nhỏ hoặc lớn.
B. Hình dạng có thể giống hoặc khác nhau.
C. Thành phần chính gồm: màng sinh chất, tế bào chất, nhân (vùng nhân)
D. Có cấu trúc phức tạp.
Câu 3: Cấu trúc của lưới nội chất:
A. Một hệ thống xoang dẹp thông với nhau.
B. Một hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau.
C. Một hệ thống ống và xoang dẹp xếp cạnh nhau và tách biệ nhau.
D. Một hệ thống ống phân nhánh.
Câu 4: Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi:
A. Các phân tử prôtêin và phôtpholipit.
B. Các phân tử prôtêin và axit nuclêic.
C. Các phân tử phôtpholipit và axit nuclêic.
D. Các phân tử prôtêin.
Câu 5: Những nhận định nào không đúng về ribôxôm:
A. Được bao bọc bởi màng đơn.
B. Thành phần hóa học gồm rARN và prôtêin.
C. Là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào.
D. Đính ở lưới nội chất và nằm rải rác trong tế bào.
Câu 6: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa Lizôxôm và không bào:
A. Bào quan có lớp màng kép bao bọc
B. Đều có kích thước rất lớn
C Được bao bọc chỉ bởi một lớp màng đơn
D. Đều có trong tế bào của thực vật và động vật
Câu 7: Những cấu trúc không có ở Thực vật?
A. Thành peptiđôglican, trung thể và không bào bé. B. Trung thể, bộ máy Gôngi.
C. Không bào bé, thành peptiđôglican. D. Trung thể, thành peptiđôglican.
Câu 8: Chức năng của thành tế bào:
A. Bảo vệ tế bào, xác định hình dạng và kích thước tế bào.
B. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường.
D. Nhận biết các tế bào lạ.
Câu 9: Cấu trúc có mặt trong cả tế bào thực vật, tế bào động vật và tế bào vi khuẩn:
A. Lưới nội chất và lục lạp. C. Lưới nội chất và không bào.
B. Màng sinh chất và thành tế bào. D. Màng sinh chất và ribôxôm.
Câu 10: Vai trò cơ bản nhất của tế bào chất:
A. Nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.
B. Nơi chứa đựng tất cả thông tin di truyền của tế bào.
C. Bảo vệ nhân.
D. Nơi thực hiện trao đổi chất trực tiếp của tế bào với môi trường.
Câu 11: Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo chủ yếu từ:
A. Peptiđôglican. B. Colesteron. C. Xenlulôzơ. D.Phôtpholipit và prôtêin.
Câu 12: Cụm từ “ tế bào nhân sơ ” dùng để chỉ:
A. Tế bào chưa có màng ngăn cách giữa vùng nhân với tế bào chất.
B. Tế bào không có nhân.
C. Tế bào có nhân phân hoá.
D. Tế bào nhiều nhân.
Câu 13: Cấu trúc trong tế bào bao gồm các ống và xoang dẹt thông với nhau gọi là:
A. Lưới nội chất. B. Chất nhiễm sắc. C. Khung tế bào. D. Màng sinh chất.
Câu 14: Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó:
A. Ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt.
B. Dễ di chuyển.
C. Dễ thực hiện trao đổi chất.
D. Không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh.
Câu 15: Màng tế bào điều khiển các chất ra vào tế bào:
A. Một cách có chọn lọc. B. Một cách tùy ý.
C. Chỉ cho các chất vào. D. Chỉ cho các chất ra.
Câu 16: Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào " lạ " là nhờ:
A. Màng sinh chất có “dấu chuẩn”.
B. Màng sinh chất có prôtêin thụ thể.
C. Màng sinh chất có khả năng trao đổi chất với môi trường.
D. Màng sinh chất là màng khảm động.
Câu 17: Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì:
A. Nhân chứa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
B. Nhân chứa đựng tất cả các bào quan của tế bào.
C. Nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào.
D. Nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất.
Câu 18: Đặc điểm nào của TB nhân thực khác với TB nhân sơ:
A. Có các bào quan, có màng nhân. B. Có màng sinh chất.
C. Có các bào quan như bộ máy Gôngi, lưới nội chất. D. Có màng nhân.
Câu 19: Bào quan chỉ có ở tế bào động vật không có ở tế bào thực vật:
A. Trung thể. B. Ti thể. C. Lưới nội chất. D. Bộ máy Gôngi.
Câu 20: Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật không có ở tế bào động vật:
A. Lục lạp. B. Ti thể. C. Trung thể. D. Lưới nội chất hạt.
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-35 của Câu hỏi trắc nghiệm chủ đề Cấu trúc của tế bào Sinh học 10 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !