3 Đề ôn tập ở nhà chống dịch Corona môn Toán 9 Trường THCS Nguyễn Gia Thiều

TRƯỜNG THCS NGUYỄN GIA THIỀU                          BÀI TẬP ÔN TẬP

------------ TỔ TOÁN -------------                                        MÔN TOÁN - LỚP 9

 

 

(Thời gian nghỉ học do dịch viêm đường hô hấp Corona)

 

ĐỀ 01

I. Trắc nghiệm. Chọn đáp án, kết quả đúng.

Câu 1. Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất hai  ẩn?

A. xy + x = 3              B. 2x – y = 0               C. x2 + 2y = 1               D. x + 3 = 0

Câu 2. Đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của phương trình  – x + y = 5 là

A. y =  x – 5               B. x = y – 5                  C. y = x + 5                  D. x = y + 5

Câu 3. Cặp số (1; - 2) là nghiệm của phương trình nào?

A. 3x + 0y = 3            B. x – 2y = 7               C. 0x + 2y = 4               D. x – y = 0

Câu 4. Hệ phương trình nào sau đây không tương đương với hệ pt \(\left\{ \begin{array}{l}
x + 2y = 3\\
3x - 2y = 1
\end{array} \right.\)

A. \(\left\{ \begin{array}{l}
3x + 6y = 9\\
3x - 2y = 1
\end{array} \right.\)

B. \(\left\{ \begin{array}{l}
x = 3 - 2y\\
3x - 2y = 1
\end{array} \right.\)

C. \(\left\{ \begin{array}{l}
x + 2y = 3\\
4x = 2
\end{array} \right.\)

D. \(\left\{ \begin{array}{l}
4x = 4\\
3x - 2y = 1
\end{array} \right.\)

Câu 5. Hệ phương trình nào sau đây vô nghiệm ?

A. \(\left\{ \begin{array}{l}
x - 2y = 5\\
 - \frac{1}{2}x + y = 3
\end{array} \right.\)

B. \(\left\{ \begin{array}{l}
x - 2y = 5\\
\frac{1}{2}x + y = 3
\end{array} \right.\)

C. \(\left\{ \begin{array}{l}
x - 2y = 5\\
 - \frac{1}{2}x + y =  - \frac{5}{2}
\end{array} \right.\)

D. \(\left\{ \begin{array}{l}
x - 2y = 5\\
 - \frac{1}{2}x - y = 3
\end{array} \right.\)

Câu 6. Trong hệ tọa độ Oxy, đường thẳng \(\text{mx}-13\text{y}=\text{m}+1\) đi qua điểm  khi tham số m nhận giá trị là:

A m = 14   B. m =12  C. m=-4 D. m =-12
Câu 7. Tam giác ABC nội tiếp nửa đường tròn đường kính AB. Nếu \(\widehat{AOC}\)= 1000 thì số đo cung BC nhỏ bằng :

A. 500                            B.1000                         C. 500                            D. 800

Câu 8. Hai tiếp tuyến tại A và B của đường tròn (O;R) cắt nhau tại M. Nếu MA = R\(\sqrt 3 \) thì  góc ở tâm AOB bằng :

A. 1200                                                            B. 900                         C. 600  D. 450

 

ĐỀ 02

I. Trắc nghiệm. Chọn đáp án, kết quả đúng.

Câu 1. Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất 2 ẩn ?

A. 3x2 + 2y = -1          B. 3x = -1              C. 3x – 2y – z = 0              D. \(\frac{1}{x}\) + y = 3

Câu 2. Phương trình bậc nhất 2 ẩn  ax + by = c có bao nhiêu nghiệm ?

A. Hai nghiệm           B. Một nghiệm duy nhất    C. Vô nghiệm         D. Vô số nghiệm

Câu 3. Cặp số (1;-2) là nghiệm của phương trình nào sau đây:

 A. 2x -y = -3             B. x + 4y  = 2          C. x - 2y = 5                       D. x -2y = 1
Câu 4. Phương trình nào dưới đây có thể kết hợp với phương trình x + y = 1 để được hệ phương trình có nghiệm duy nhất ?

A. 3y = -3x + 3.

B. 0x + y = 1.

C. 2y = 2 – 2x.

D. y + x = -1.

Câu 5. Phương trình \(\text{5x + y =}-3\) có nghiệm tổng quát là:

A. \(\text{A}\text{. }\left( \text{x ; }-5\text{x}-3 \right)\)               B. \(\text{B}\text{. }\left( -\text{x ; }-5\text{x}-3 \right)\)         C. \(\text{C}\text{. }\left( \text{x ; 1}-\text{x} \right)\)                   D. \(\text{D}\text{. }\left( \text{x ; 5x + 3} \right)\)

Câu 6. Với giá trị nào của a thì hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
ax + y = 1\\
x + y = a
\end{array} \right.\) có vô số nghiệm ?

A. a = 1                      B. a = -1                  C. a = 1 hoặc a = -1             D. a = 2

 Câu 7. Nếu hai đường tròn (O); (O’) có bán kính lần lượt là 5 cm và 3 cm và khoảng cách hai tâm là 7 cm thì hai đường tròn

A. Tiếp xúc ngoài.

B. Tiếp xúc trong.

C. Không có điểm chung.

D. Cắt nhau tại hai điểm.

Câu 8. Cho tam giác ABC có \(\widehat{A}={{80}^{\circ }}\text{; }\widehat{B}={{50}^{\circ }}\), nội tiếp đường tròn (O). Khi đó ta có:


 A. \(\overset\frown{AB}=\overset\frown{BC}\);              B. \(\overset\frown{BAC}={{200}^{\circ }}\);         C. \(\overset\frown{AC}=\overset\frown{BC}\);           D. Sđ\(\overset\frown{BC}={{80}^{\circ }}\).

ĐỀ 03

I. Trắc nghiệm. Chọn đáp án, kết quả đúng.

Câu 1. Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc nhất hai ẩn:

A. \(4{{x}^{2}}+5y=7\)        

B.  \(x+2{{y}^{2}}=5\)

C.  \(2{{x}^{2}}+3{{y}^{2}}=1\)            D. \(2x+5y=9\)

Câu 2. Trong hệ tọa độ Oxy, đường thẳng \(5\text{x}-\text{y}=2\) cắt trục tung tại điểm có tọa độ là:

A. \(\left( \text{0 ; 2} \right)\)                  B. \(\left( \text{0 ;}-2 \right)\)                       C. \(\left( \text{0,4 ; 0} \right)\)                    D. \(\left( \text{1 ; 3} \right)\)

Câu 3. Với giá trị nào của k thì phương trình  x – ky = -1 nhận cặp số (1; 2) làm nghiệm

A. k = 2

B. k = 1

C. k = -1

   D. k = 0

Câu 4. Cặp số nào sau đây là nghiệm của hệ p.trình

A. (2;3)                        B. (3; 2 )                       C. (0; 0,5 )                    D. (0,5; 0 )

Câu 5. Cho phương trình x – y = 1 (1). Phương trình nào dưới đây có thể kết hợp với (1) để được một hệ phương trình có vô số nghiệm ?

A. 2y = 2x – 2.

B. y = 1 + x.

C. 2y = 2 – 2x.

D. y = 2x – 2.

Câu 6. Trong hệ tọa độ Oxy, đường thẳng nào sau đây đi qua hai điểm \(\text{P}\left( \text{0 ; 3} \right)\text{ va Q}\left( \text{3 ; 0} \right)?\)

A.\(\text{ 7x + y = 3}\)                  B.\(\text{ x + y = 3}\)                  C.\(\text{ 2x + 3y = 6}\)                  D.\(\text{ x}-\text{y = 3}\)

Câu 7. Từ 8 giờ đến 11 giờ, kim giờ của một đồng hồ quay được một góc ở tâm là:
 A. 300                        B. 450                         C. 600                         D. 900 
Câu 8. Cho (O; 6 cm), M là một điểm cách điểm O một khoảng 10 cm. Qua M kẻ tiếp tuyến với (O). Khi đó khoảng cách từ M đến tiếp điểm là:

A. 4 cm.

B. 8 cm.

C. 2\(\sqrt{34}\) cm.

D. 18 cm.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?