ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
BÀI KIỂM TRA SỐ 1:
Câu 1: Tơ nilon – 6,6 là:
A. Poliamit của axit adipic và hexametylendiamin
B.Hexacloxiclohexan
C. Poliamit của -aminocaproic
D. Polieste của axit adipic và etylenglycol
Câu 2: Nilon – 6,6 có công thức cấu tạo là:
A. [ – NH – (CH2)6 – NH – CO – (CH2)4 – C O– ]n
B. [ – NH – ( CH2)5 – CO – ]n
C. [– NH – (CH2)6 – NH – CO – (CH2)6 – CO – ]n
D. Công thức khác
Câu 3: Polime nào có cấu trúc mạch phân nhánh ?
A. poli isopren B. PVC C. Amilopectin của tinh bột D. PE
Câu 4: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là
A. PVC. B. nhựa bakelit. C. PE. D. amilopectin.
Câu 5: Miêu tả không đúng về cấu trúc mạch của các polime là
A. poli(vinyl clorua) có dạng mạch thẳng B. amilopectin có dạng mạch phân nhánh
C. poli(vinyl axetat) có dạng mạch phân nhánh D. cao su lưu hoá có dạng mạng không gian
Câu 6: Các polime: PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu hoá. Các polime có cấu trúc mạch thẳng là
A. PE, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ, cao su lưu hoá
B. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, xenlulozơ, cao su lưu hoá
C. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ
D. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ
Câu 7: Bản chất của quá trình lưu hoá cao su là tạo ra
A. cầu nối –O-O- B. cầu nối –S-S- C. cầu nối –C-S- D. cầu nối –C-C-
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Các vật liệu polime thường là chất rắn không bay hơi
B. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn và do nhiều mắt xích liên kết với nhau
C. Hầu hết các polime tan trong nước và các dung môi hữu cơ
D. Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime t/hợp, còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime thiên nhiên
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Phản ứng trùng ngưng khác với phản ứng trùng hợp
B. Trùng hợp 2-metyl buta-1,3-đien được cao su Buna
C. Cao su izopren có thành phần giống cao su thiên nhiên
D. Nhựa phenolfomanđehit được đ/chế bằng cách đun phenol với HCHO lấy dư, xúc tác bằng bazơ
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Polime là hợp chất có KLPT rất cao và kích thước phân tử rất lớn
B. Polime là hợp chất mà phân tử gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau
C. Protit không thuộc loại hợp chất polime
D. Các polime đều khó bị hoà tan trong các chất hữu cơ
Câu 11: Khái niệm nào sau đây phát biểu đúng?
A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn.
B. Monome và mắt xích trong p.tử polime chỉ là một.
C. Cao su thiên nhiên là polime của isopren.
D. Sợi xenlulozơ có thể bị đepolime hóa khi đun nóng.
Câu 12: Chọn phát biểu không đúng: polime ...
A. đều có KLPT lớn, do nhiều mắt xích liên kết với nhau.
B. có thể được điều chế từ phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng.
C. được chia thành nhiều loại: thiên nhiên, tổng hợp, nhân tạo.
D. đều khá bền với nhiệt hoặc dung dịch axit hay bazơ.
Câu 13: Phát biểu không đúng là :
A. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit (C6H10O5)n nhưng xenlulozơ có thể kéo sợi, còn tinh bột thì không.
B. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt và không bị thuỷ phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
C. Phân biệt tơ nhân tạo và tơ tự nhiên bằng cách đốt, tơ tự nhiên cho mùi khét.
D. Đa số các polime đều không bay hơi do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết phân tử lớn
Câu 14: Để giặt áo bằng len lông cừu cần dùng loại xà phòng có tính chất nào dưới đây ?
A. tính bazơ B. tính axit C. tính trung tính D. đều được
Câu 15: Làm thế nào để phân biệt được các dồ dùng làm bằng da thật và bằng da nhân tạo ( P.V.C )?
A. Đốt da thật không cho mùi khét, đốt da nhân tạo cho mùi khét
B. Đốt da thật cho mùi khét và da nhân tạo không cho mùi khét
C. Đốt da thật không cháy, da nhân tạo cháy
D. Đốt da thật cháy, da nhân tạo không cháy
Câu 16: Chỉ ra phát biểu nào sau đây là sai?
A. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ tằm và len là protit
B. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ nilon là poliamit
C. Quần áo nilon, len, tơ tằm không nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao
D. Tơ nilon, tơ tằm, len rất bền vững với nhiệt.
Câu 17: Tơ được tổng hợp từ xenlulozơ có tên là
A. tơ axetat. B. tơ poliamit. C. polieste. D. tơ visco
Câu 18: Từ C2H2 và HCl có thể điều chế polime nào bằng phản ứng trùng hợp
A. PVA B. PVC C. PE D. PS
Câu 19: Monome được dùng để điều chế polietilen là
A. CH2=CH-CH3. B. CH2=CH2. C. CH≡CH. D. CH2=CH-CH=CH2.
Câu 20: Polivinyl axetat là polime được điều chế bằng p/ứng trùng hợp
A. CH2=CH-COO-CH3. B. CH2=CH-COO-C2H5.
C. CH3COO-CH=CH2. D. C2H5COO-CH=CH2.
Câu 21: Từ monome nào sau đây có thể điều chế được poli(vinyl ancol)?
A. CH2=CH-COOCH3. B. CH2=CH-OCOCH3. C. CH2=CH-COOC2H5 D. CH2=CH-CH2OH.
Câu 22: Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. B. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.
C. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. D. H2N-(CH2)5-COOH.
Câu 23: Nhựa phenolfomandehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol (dư) với dung dịch
A. HCOOH trong môi trường axit. B. CH3CHO trong môi trường axit.
C. CH3COOH trong môi trường axit. D. HCHO trong môi trường axit.
Câu 24: Nhựa rezol (PPF) được tổng hợp bằng phương pháp đun nóng phenol với
A. HCHO trong môi trường bazơ. B. CH3CHO trong môi trường axit.
C. HCHO trong môi trường axit. D. HCOOH trong môi trường axit
Câu 25: Nhựa rezit (nhựa bakelit) được điều chế bằng cách
A. Đun nóng nhựa rezol ở 150oC để tạo mạng không gian.
B. Đun nóng nhựa novolac ở 150oC để tạo mạng không gian.
C. Đun nóng nhựa novolac với lưu huỳnh ở 1150oC để tạo mạng không gian.
D. Đun nóng nhựa rezol với lưu huỳnh ở 150oC để tạo mạng không gian
Câu 26: Nhựa novolac là sp tr.ngưng giữa phenol và HCHO trong đ.kiện thích hợp với chất xúc tác nào?
A. axit B. bazơ C. trung tính D. cả axit và bazơ
Câu 27: Khi đun nóng hỗn hợp axit terephtalic và etylen glicol giải phóng phân tử nước và đồng thời thu được
A. poli( etylen terephtalat) B. poli( vinyl ancol)
C. poli (ankađin-điankylsilan) D. poli (vinyl clorua)
Câu 28: Thủy tinh hữu cơ (Plexiglas) có thể điều chế được bằng cách thực hiện p/ư tr.hợp monome nào:
A. Metylmetacrylat B. Axit acrylic C. Axit metacrylic D. Etilen
Câu 29: Polime thiên nhiên nào sau đây là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng?
A. Tinh bột (C6H10O5)n C. Tơ tằm ( – NH – R – CO – )n
B. Cao su ( C5H8)n D. Công thức khác
Câu 30: Nếu trùng hợp propilen CH2=CH-CH3 thì thu được polime nào?
A. (-CH2-CH2-)n B. [-CH2-CH(CH3)-]n C. (-CH2-CH2-CH2-)n D. [-CH=C(CH3)-]n
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SỐ 1
1.A | 2.A | 3.C | 4.B | 5.C | 6.C | 7.B | 8.C | 9.B | 10.C |
11.C | 12.D | 13.B | 14.C | 15.B | 16.D | 17.D | 18.B | 19.B | 20.C |
21.B | 22.C | 23.D | 24.A | 25.A | 26.A | 27.A | 28.A | 29.C | 30.B |
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SỐ 2
1.C | 2.C | 3.C | 4.B | 5.A | 6.B | 7.B | 8.A | 9.A | 10.D |
11.A | 12.B | 13.C | 14.C | 15.D | 16.C | 17.D | 18.C | 19.A | 20.B |
21.A | 22.A | 23.A | 24.B | 25.A | 26.C | 27.D | 28.A | 29.A | 30.C |
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SỐ 3
1.A | 2.B | 3.B | 4.B | 5.D | 6.C | 7.A | 8.A | 9.D | 10.B |
11.D | 12.D | 13.D | 14.C | 15.B | 16.B | 17.D | 18.D | 19.C | 20.B |
21.B | 22.A | 23.A | 24.B | 25.A | 26.D | 27.B | 28.D | 29.A | 30.C |
31.C | 32.B | 33.C | 34.C | 35.B |
|
|
|
|
|
Trên đây chỉ trích một phần nội dung của Bộ 3 Đề kiểm tra 1 tiết Chương Polime và Vật liệu polime có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung đề kiểm tra các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải về máy tính.
Quý Thầy cô cùng các em học sinh quan tâm có thể tham khảo:
-
Bộ 2 Đề kiểm tra 15 phút Chương Polime và Vật liệu Polime Hóa học 12 có đáp án
-
Bộ 3 Đề kiểm tra 1 tiết Chương Amin - Amino axit - Protein và Polime Hóa học 12 có đáp án
Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!
-- MOD HÓA Chúng tôi (tổng hợp)--