CHỦ ĐỀ 1: BẢN ĐỒ
Câu 1. Các đối tượng địa lí nào sau đây thuờng được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu:
A. Các đường ranh giới hành chính
B. Các hòn đảo
C. Các điểm dân cư
D. Các dãy núi
Câu 2. Các dạng kí hiệu thường được sử dụng trong phương pháp kí hiệu là:
A. Hình học
B. Chữ
C. Tượng hình
D. Tất cả các ý trên
Câu 3. Phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm:
A. Phân bố phân tán, lẻ tẻ
B. Phân bố tập trung theo điểm
C. Phân bố theo tuyến
D. Phân bố ở phạm vi rộng
Câu 4. Để thể hiện qui mô các đô thị lớn ở nước ta người ta thường dùng phương pháp:
A. Kí hiệu
B. Bản đồ – biểu đồ
C. Kí hiệu đường chuyển động
D. Chấm điểm
Câu 5. Phương pháp bản đồ – biểu đồ thường được dùng để thể hiện:
A. Chất lượng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
B. Giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
C. Cơ cấu giá trị của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
D. Động lực phát triển của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
Câu 6. Để thể hiện các mỏ than trên lãnh thổ nước ta người ta thường dùng phương pháp:
A. Kí hiệu đường chuyển động
B. Bản đồ - biểu đồ
C. Kí hiệu
D. Chấm điểm
Câu 7. Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh:
A. Học thay sách giáo khoa
B. Học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí
C. Thư giản sau khi học xong bài
D. Xác định vị trái các bộ phận lãnh thổ học trong bài
Câu 8. Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào:
A. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ
B. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ
C. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ
D. Bảng chú giải
Câu 9. Câu Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác:
A. Dựa vào bản đồ ta có thể xác định được vị trí địa lí của một điểm trên bề mặt Trái Đất
B. Bản đồ có thể thể hiện hình dạng và qui mô các bộ phận lãnh thổ trên bề mặt Trái Đất
C. Bản đồ không thể thể hiện quá trình phát triển của 1 hiện tượng
D. Bản đồ có thể thể hiện sự phân bố của các tượng địa đối lí
Câu 10. Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng:
A. Sự khác nhau về màu sắc kí hiệu
B. Sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu
C. Sự khác nhau về hình dạng kí hiệu
D. a và b đúng
Câu 11. Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm:
A. Phân bố với phạm vi rộng rải
B. Phân bố theo những điểm cụ thể
C. Phân bố theo dải
D. Phân bố không đồng đều
Câu 12. Trong phương pháp kí hiệu, các kí hiệu biểu hiện tưnøg đối tượng có đặc điểm:
A. Thể hiện cho 1 phạm vi lãnh thổ rất rộng
B. Đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ
C. Mỗi kí hiệu có thể thể hiện được 1 hay nhiều hơn các đối tượng
D. a và b đúng
Câu 13. Trên bản đồ có tỉ lệ 1: 500 triệu, từ A → B đo được 25 cm. Vậy khoảng cách (km)
A → B trên thực tế là:
A. 121000
B. 123000
C. 125000
D. 127000
Câu 14. Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là:
A. Hướng gió, các dãy núi…
B. Dòng sông, dòng biển..
C. Hướng gió, dòng biển…
D. Tất cả các ý trên
Câu 15. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí:
A. Có sự phân bố theo những điểm cụ thể
B. Có sự di chuyển theo các tuyến
C. Có sự phân bố theo tuyến
D. Có sự phân bố rải rác
Câu 16. Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là:
A. Các nhà máy sự trao đổi hàng hố..
B. Các luồng di dân, các luồng vận tải..
C. Biên giới, đường giao thông..
D. Các nhà máy, đường giao thông..
Câu 17. Bản tin dự báo thời tiết cho biết: áp thấp nhiệt đới đã hình thành ngoài khơi biển Đông, cách vĩ tuyến 17°Bắc về phía nam là 126 hải lý. Vậy, áp thấp nhiệt đới đang ở vĩ độ:
A. 11°54´B
B. 12°54´B
C. 13°54´B
D. 14°54´B
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !