16 Bài tập về Phả hệ và các bệnh di truyền học ở người Sinh học 9 có lời giải chi tiết

16 BÀI TẬP VỀ PHẢ HỆ VÀ CÁC BỆNH DI TRUYỀN HỌC Ở NGƯỜI SINH HỌC 9 

Câu 1: Nghiên cứu sự di truyền của một bệnh ở một gia đình, người ta lập được sơ đồ phả hệ sau:

a. Bệnh trên do gen trội hay gen lặn quy định? Gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính?

b. Xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình.

c. Nếu nam (6) lấy vợ có kiểu gen giống nữ (7) thì tính theo lý thuyết xác suất cặp vợ chồng này sinh một đứa con bị bệnh là bao nhiêu %? Biết bệnh trên do một gen quy định.

a. Bố (4) bình thường x Mẹ (5) bình thường => con gái (7) mắc bệnh:

+ Con sinh ra có kiểu hình khác với bố mẹ

+ Bệnh do gen lặn quy định.

+ Bệnh trên do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

- Quy ước: gen A- bình thường, gen a- mắc bệnh.

b. Xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình:

+) Kiểu gen của người (3) và (7) đều là aa.

+) Kiểu gen của người (1), (2), (4) và (5) đều là Aa.

+) Kiểu gen của người (6) là AA hoặc Aa.

c. Xác suất sinh một con bị bệnh:

- Kiểu gen của người (4) và (5) đều là Aa sinh ra người con trai (6) bình thường có kiểu gen AA hoặc Aa với tỉ lệ tương ứng là:

\(\frac{1}{3}\)AA: \(\frac{2}{3}\)Aa

- Xác suất sinh một con bị bệnh là:

   P    \(\frac{2}{3}\) Aa × aa

  F1           \(\frac{1}{3}\)aa

-Vậy xác suất cặp vợ chồng trên sinh 1 con bị bệnh chiếm tỉ lệ  33,33%

Câu 2. Trong dòng họ của một cặp vợ chồng có người bị bệnh di truyền nên họ cần tư vấn trước khi kết hôn. Bên phía người vợ: anh trai của người vợ bị bệnh phêninkêtôniệu, ông ngoại của người vợ bị bệnh máu khó đông. Bên phía người chồng: có mẹ của người chồng bị bệnh phêninkêtôniệu. Những người còn lại trong hai gia đình không bị hai bệnh này. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng trên sinh hai đứa con đều không mắc hai bệnh trên? Biết rằng bệnh phêninkêtôniệu do gen lặn trên NST thường và bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên X không có alen tương ứng trên Y quy định.

- Xét bệnh phêninkêtôniệu:

+ Quy ước: gen A: không bị bệnh phêninkêtôniệu; gen a: bị bệnh phêninkêtôniệu

+ Bố mẹ của người vợ có kiểu gen Aa vì đã có con trai bị bệnh => xác suất bắt gặp người vợ có kiểu gen AA= 1/3 và kiểu gen Aa= 2/3

+ Người chồng có kiểu gen Aa vì có mẹ bị bệnh

+ TH1: người vợ: AA=1/3  x  người chồng: Aa=1 =>Xác suất sinh hai con không bị bệnh phêninkêtôniệu: 1.1.1/3.1=1/3

+ TH2: người vợ: Aa=2/3  x  người chồng: Aa=1 =>Xác suất sinh hai con không bị bệnh phêninkêtôniệu: 3/4.3/4.2/3.1=3/8

=>Xác suất sinh hai con không bị bệnh phêninkêtôniệu:

+ =  

- Xét bệnh máu khó đông:

+ Gen B : không bị bệnh máu khó đông. Gen b: bị bệnh máu khó đông

+ Mẹ của người vợ có kiểu gen XBXb vì ông ngoại của người vợ bệnh => xác suất bắt gặp người vợ có kiểu gen XBXb = 1/2,  XBXB = 1/2

+ Người chồng có kiểu gen XBY

+ TH1: người vợ: XBXB = 1/2  x  người chồng: XBY =1 =>Xác suất sinh hai con không bị bệnh máu khó đông:1. 1.1.1/2=1/2

+ TH2: người vợ: XBXb = 1/2  x  người chồng: XBY =1 =>Xác suất sinh hai con không bị bệnh máu khó đông: 3/4.3/4.1.1/2=9/32

=>Xác suất sinh hai con không bị bệnh máu khó đông: + =  

=> Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh hai con không bị cả hai bệnh trên:

x =

 Câu 3

Phả hệ bên ghi lại sự xuất hiện một bệnh di truyền ở một gia đình.

a) Cơ chế di truyền nào chi phối gen gây bệnh này? Giải thích.

b) Hãy kí hiệu gen gây bệnh và viết các kiểu gen có thể có của những người có số hiệu 12, 13 và 17.

a. 

Bố (10) và mẹ (9) đều không mắc bệnh nhưng sinh ra con gái (16) mắc bệnh à bệnh này là do gen lặn quy định.

(16) có kiểu gen đồng hợp tử lặn, nhận một gen lặn từ bố, mà bố không mắc bệnh à gen gây bệnh nằm trên NST thường.

Vậy bệnh này là do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

b. Kí hiệu gen a là gen lặn gây bệnh, gen A là gen trội không gây bệnh.

(12) nhận một giao tử a từ bố (4) nhưng không mắc bệnh à kiểu gen của (12) là Aa.

(13) không mắc bệnh à có kiểu gen AA hoặc Aa.

(17) có kiểu gen AA hoặc Aa.

Câu 4.

a. Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn liên kết với giới tính quy định. Một phụ nữ bình thường có cha bị bệnh máu khó đông kết hôn với một người đàn ông bình thường. Cặp vợ chồng dự định sinh 2 người con. Tính xác suất để 2 người con: đều là con trai bình thường, đều là con trai bị bệnh, đều là con gái bình thường.

b. Tại sao khả năng mắc bệnh máu khó đông ở nữ giới ít hơn ở nam giới, trong khi đó khả năng mắc bệnh Đao ở hai giới là ngang nhau?

Nội dung

a.

- Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Quy ước gen:

                                  M: bình thường

                                  m: bệnh máu khó đông

- Người phụ nữ bình thường nhưng có cha bị mắc bệnh máu khó đông nên kiểu gen của cô ta chắc chắn nhận được giao tử Xm từ người bố, do đó:

 Kiểu gen của người vợ là: XMXm, chồng bình thường sẽ có kiểu gen: XMY.

- Sơ đồ lai: P:                  XMY     x         XMX    

                  GP:               XM Y               X,  Xm

                  F1:                XMXM, XMXm, XMY, XmY     

- Tính xác suất:

+ 2 con trai bình thường (XMY): 1/4.1/4= 1/16 (Vì xác suất sinh mỗi con trai bình thường=1/4)

+ 2 con trai bị bệnh (XmY):  (1/4)2= 1/16    (Vì xác suất sinh mỗi con trai bị bệnh =1/4)

+ 2 con gái bình thường(XMXM) hoặc (XMXm) hoặc (XMXM, XMXm):   1/4.1/4= 1/16

b.

- Bệnh máu khó đông là bệnh do gen lặn trên NST giới tính X, ở nam chỉ cần 1 gen lặn cũng có cơ hội biểu hiện ra kiểu hình (XmY), còn ở nữ cần đến hai gen lặn (thể đồng hợp lặn XmXm) mới biểu hiện thành kiểu hình nên ít xuất hiện ở nữ.

- Khả năng mắc bệnh Đao ở hai giới là ngang nhau vì bệnh Đao là do đột biến dị bội thể dạng (2n+1) xảy ra ở NST thường- NST số 21 có 3 chiếc

 

Câu 5. Người con trai và người con gái bình thường, sinh ra từ hai gia đình đã có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh.

a) Em hãy thông tin cho đôi trai gái này biết đây là loại bệnh gì.

b) Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định? Tại sao?

c) Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì họ có nên tiếp tục sinh con nữa không? Tại sao?

a) Đây là loại bệnh di truyền.

b) Ở đời trước của 2 gia đình này đã có người mắc bệnh, người con trai và con gái lại bình thường => bệnh do gen lặn qui định.

c) Vì con đầu lòng của họ bị bệnh => có kiểu gen đồng hợp lặn => bố, mẹ bình thường đều mang alen lặn gây bệnh => Không nên tiếp tục sinh con nữa (Xác suất mắc bệnh của con là 1/4)

Câu 6.

   Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn (kí hiệu h) nằm trên nhiễm sắc thể X gây ra, người có gen trội (kí hiệu H) không bị bệnh này; gen H và h đều không có trên nhiễm sắc thể Y.

a. Một người bị bệnh máu khó đông có người em trai đồng sinh không mắc bệnh này, cho rằng trong giảm phân ở bố và ở mẹ không xẩy ra đột biến. Hãy cho biết

    - Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng? Giải thích?

    - Người bị bệnh máu khó đông thuộc giới tính nào? Vì sao?

b. Giả thiết hai người nói trên đều là nam giới và cùng bị bệnh máu khó đông thì có thể khẳng định được họ là đồng sinh cùng trứng hay không? Vì sao?

a

- Dạng đồng sinh

+ Cặp sinh đôi này là đồng sinh khác trứng

+ Giải thích: Hai người đồng sinh chỉ có 1 người bị bệnh chứng tỏ kiểu gen của họ khác nhau, suy ra họ được sinh ra từ 2 hợp tử khác nhau

- Giới tính của người bị bệnh:   Có thể là nam hoặc nữ

Giải thích: Vì không biết kiểu hình của bố nên có 2 khả năng:

+ Khả năng 1: Người bị bệnh là nam (XhY) nếu nhận được NST Y từ bố và Xh từ mẹ.

+ Khả năng 2: Người bị bệnh là nữ (Xh Xh) nếu nhận được NST Xh từ bố và NST Xh từ mẹ

b

- Không thể khẳng định chắc chắn họ là đồng sinh cùng trứng được.……………………

- Giải thích : Chỉ giống nhau về giới tính và về 1 tính trạng (bệnh) do cùng có gen lặn trên X gây ra thì chưa đủ yếu tố để kết luận họ có kiểu gen hoàn toàn giống nhau ……

 

Câu 7. Bệnh máu khó đông do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định ( không có alen tương ứng trên Y). Trong một gia đình, bố mẹ đều bình thường sinh được con trai đầu lòng và con gái thứ hai bình thường, con trai thứ 3 bị bệnh máu khó đông.

  a) Lập sơ đồ phả hệ và xác định kiểu gen của từng người trong gia đình trên.

  b) Giải thích hình thành người con trai thứ ba bị bệnh máu khó đông.

a

Sơ đồ phả hệ:

Kiểu gen của những người trên:

- Đứa con trai thứ 3 mắc bệnh nên có kiểu gen XaY.

- Đứa con trai đầu không mắc bệnh nên có KG là XAY.

- Bố có kiểu gen: XAY ; mẹ có kiểu gen XAXa.

- Đứa con gái thứ hai có thể có kiểu gen: XAXA  hoặc XAXa.

b

- Bố có kiểu gen, giảm phân tạo ra 2 loại giao tử XA hoặc Y.

- Mẹ giảm phân cho 2 loại giao tử XA hoặc Xa.

- Hai giao tử Xa và Y kết hợp với nhau => con trai thứ 3 mắc bệnh.

 

Câu 8.

Một bệnh di truyền hiếm gặp do một gen quy định nằm trên nhiễm sắc thể thường xuất hiện trong phả hệ dưới đây:

a. Gen gây bệnh là trội hay lặn? Giải thích. Xác định kiểu gen của các cá thể ở thế hệ II.

b. Xác suất để cặp vợ chồng II6 và II7  sinh ra người con mắc bệnh (tính theo %) là bao nhiêu?

a) *Gen gây bệnh là lặn, vì I3 và I4 đều bình thường nhưng có con trai II8 bị bệnh, chứng tỏ bố mẹ I3 và I4 đều dị hợp tử. Suy ra bị bệnh là tính trạng lặn, không bị bệnh là tính trạng trội. Quy ước: gen A: không bị bệnh; a: bị bệnh

 * Kiểu gen của các cá thể ở thế hệ II:

- II5 và II6 có con III9 bị bệnh nhận một giao tử mang alen lặn (a) từ mẹ, một từ bố. Suy ra kiểu gen của II5 và II6 là Aa; II8 : aa.

- I3 và I4 có kiểu gen là Aa vì có con bị bệnh (aa) ®  II7: AA hoặc Aa.

b) Xác xuất để cặp vợ, chồng II6 và II7 sinh ra người con mắc bệnh:

- Để người con của cặp vợ chồng II6 và II7 sinh người con bị bệnh (aa) thì cặp vợ chồng này phải có kiểu dị hợp (Aa);

Xác suất để II7 có kiểu gen Aa là 2/3.

-Xác suất để II6 và II7 sinh ra người con vị bệnh là  2/3.1/4 = 1/6 16,67%

 

Câu 9.

a. Điểm khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng? Vai trò của trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền?

b. Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X và không có alen tương ứng trên NST giới tính Y. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có anh trai bị mù màu, có em gái bị điếc bẩm sinh. Bên phía người chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Lập sơ đồ phả hệ của gia đình trên.

a.

* Khác nhau giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng

- Trẻ đồng sinh cùng trứng được sinh ra từ một trứng thụ tinh với tinh trùng. Qua các lần nguyên phân đầu tiên hợp tử được hình thành 2, 3, 4, 5 tế bào riêng rẽ. Mỗi tế bào phát triển thành một cơ thể.

    Trẻ đồng sinh cùng trứng giống nhau về phương diện di truyền, có kiểu gen đồng nhất, ít nhất là đối với hệ gen nhân, cùng giới tính, cùng nhóm máu, màu da, mắt, dạng tóc, dễ mắc cùng một loại bệnh.

- Trẻ đồng sinh khác trứng được sinh ra từ hai hay nhiều trứng rụng cùng một lần, được thụ tinh cùng lúc bởi các tinh trùng khác nhau.

    Trẻ đồng sinh khác trứng, khác nhau về kiểu gen, có thể cùng giới tính hay khác giới tính. Chúng giống nhau tới mức như những anh em sinh ra trong cùng một gia đình nhưng khác lần sinh, có thể mắc các bệnh di truyền khác nhau.

 * Đặt trẻ đồng sinh cùng trứng trong cùng điều kiện môi trường giống nhau hay khác nhau đã cho phép nghiên cứu được ảnh hưởng của môi trường đối với cùng một kiểu gen ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau.

 - So sánh trẻ đồng sinh cùng trứng với trẻ đồng sinh khác trứng khi cùng sống trong môi trường giống nhau cho phép xác định được vai trò di truyền trong sự phát triển các tính trạng.

b. Sơ đồ phả hệ:

 

Câu 10.

Ở người, bệnh hoá xơ nang do gen lặn a và bệnh phêninkêtô niệu do gen lặn b nằm trên các NST thường khác nhau quy định, alen A và B quy định kiểu hình bình thường. Một cặp vợ chồng không mắc các bệnh trên sinh ra một người con mắc cả 2 bệnh đó.

a. Xác định kiểu gen của cặp vợ chồng trên, viết sơ đồ lai minh họa.               

b. Nếu họ sinh con thứ hai thì xác suất đứa trẻ này mắc cả hai bệnh là bao nhiêu?

- Vì con bị cả hai bệnh có kiểu gen aabb → bố mẹ đều cho giao tử ab → bố và mẹ bình thường đều dị hợp về cả 2 cặp gen, kiểu gen AaBb.

- SĐL:        P   :               AaBb                  x             AaBb

                   Gp:        AB, Ab, aB, ab                      AB, Ab, aB, ab

                   F1:              9 A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1 aabb

 Kiểu hình: 9 bình thường : 3 bệnh hóa xơ nang : 3 bệnh alcapton niệu : 1 bị cả 2 bệnh

- Xác suất đứa trẻ thứ hai mắc đồng thời cả 2 bệnh là:

                  1/4 ab  x  1/4 ab  = 1/16 = 6,25%

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 11-16 của tài liệu 16 Bài tập về Phả hệ và các bệnh di truyền học ở người Sinh học 9​ vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu 16 Bài tập về Phả hệ và các bệnh di truyền học ở người Sinh học 9 có lời giải chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?