113 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 5 NHÓM CÁC NGUYÊN TỐ HALOGEN
Câu 1: Những nguyên tử nhóm nào có cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np5:
A. Nhóm cacbon B. Nhóm halogen. C. Nhóm nitơ D. Nhóm oxi
Câu 2: Lọ đựng chất nào sau đây có màu vàng lục?
A. Khí flo B. Khí nitơ C. Khí clo D. Hơi Brom
Câu 3: Các nguyên tố nhóm halogen điều có:
A. 1e lớp ngoài cùng B. 7e lớp ngoài cùng
C. 6e lớp ngoài cùng D. 3e lớp ngoài cùng
Câu 4: Các nguyên tố nhóm VIIA sau đây, nguyên tố nào không có đồng vị bền trong tự nhiên:
A. Clo B. Brom C. Iot D. Atatin
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của nhóm halogen:
A. Ở điều kiện thường là chất khí. B. Có tính oxi hóa mạnh
C. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử D. Tác dụng được với nước.
Câu 6: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất chung của nhóm halogen:
A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1e.
B. Tác dụng được với hidrô tạo thành hợp chất có liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Có số oxi -1 trong mọi hợp chất
D. Lớp ngoài cùng có 7e
Câu 7: Trong các phản ứng hóa học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố nhóm halogen đã nhường hay nhận bao nhiêu electron?
A. Nhận thêm 1e B. Nhường đi 1e
C. Nhận thêm 7e D. Nhường đi 7e
Câu 8: Trong nhóm halogen khả năng oxi hóa của các chất luôn:
A. Tăng dần từ flo đến iot B. Giảm dần từ flo đến iot
C. Tăng dần từ flo đến iot trừ flo D. Giảm dần từ flo đến iot trừ flo.
Câu 9: Phân tử của các đơn chất halogen có kiểu liên kết:
A. Cộng hóa trị có cực B. Ion
C. Tinh thể D. Cộng hóa trị không cực
Câu 10: Trong phản ứng hóa học Cl2 + 2NaOH→NaCl + NaClO + H2O Clo có thể là:
A. Chất khử
B. Chất oxi hóa
C. Không là chất oxi hóa cũng không là chất khử
D. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
Câu 11: Cho khí clo vào nước được dung dịch có màu vàng nhạt.Trong nước clo có chứa:
A. Cl2,H2O B.HCl,HClO
C. HCl,HClO, H2O D. HCl,HClO, H2O,Cl2
Câu 12: Phản ứng của khí clo với hidro xảy ra ở điều kiện nào sau đây?
A. Nhiệt độ thấp dưới 00C B. Ở nhiệt độ thường (250C),trong bóng tối
C. Trong bóng tối D. Có ánh sáng
Câu 13: Clo không phản ứng với chất nào sau đây:
A. NaOH B. NaCl C. Ca(OH)2 D. NaBr
Câu 14: Trong phản ứng: Cl2 + H2O → HCl + HClO. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Clo chỉ đóng vai trò là chất oxi hóa.
B. Clo chỉ đóng vai trò là chất khử.
C. Clo vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa đống vai trò là chất khử.
D. Nước đóng vai trò là chất khử.
Câu 15: Trong phản ứng: 3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O
Clo đóng vai trò nào sau đây?
A. Là chất khử
B. Không là chất oxi hóa cũng không là chất khử
C. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử
D. Là chất oxi hóa
Câu 16: Trong hợp chất số oxi hóa phổ biến của clo là:
A. -1,0,+1,+3,+5,+7 B. -1,+1,+3,+5,+7
C. +1,+3,+5,+7 D. +7,+3,+5,+1,0,-1
Câu 17: Để điều chế clo trong phòng thí nghiệm, cần dùng các hóa chất:
A. NaCl và nước B. MnO2 và dung dịch HCl đặc
C. KMnO4 và NaCl D. Dung dịch H2SO4 đặc và tinh thể NaCl
Câu 18: Chất nào sau đây dùng để diệt khuẩn và tẩy màu:
A. oxi B. nitơ C. clo D. cacbondioxit
Câu 19: Một trong những nguyên tố nào sau đây không tác dụng với Clo?
A. Cacbon B. Đồng C. Sắt D. Hidro
Câu 20: Hỗn hợp khí nào có thể cùng tồn tại(không có phản ứng xảy ra)?
A. Khí H2S và khí Clo B. Khí Hidro và khí Clo
C. Khí NH3 và khí Clo D. Khí O2 và khí Clo
Câu 21: Phản ứng nào sau đây không điều chế được khí Clo:
A. Dùng MnO2 oxi hóa HCl B. Dùng KMnO4 oxi hóa HCl
C. Dùng K2SO4 oxi hóa HCl D. Dùng K2Cr2O7 oxi hóa HCl.
Câu 22:Cho hai khí với tỉ lệ 1:1 ra ngoài ánh sáng mặt trời thì có hiện tượng nổ, hai khí đó là:
A. N2 và H2 B. H2 và Br2 C. Cl2 và H2 D. H2S và Cl2
Câu 23: Dẩn khí clo qua dung dịch FeCl2, nhận thấy dung dịch từ màu lục nhạt chuyển sang màu nâu. Phản ứng này thuộc loại phản ứng :
A. Phản ứng thế B. Phản ứng oxi hóa khử
C. Phản ứng trung hòa D. Phản ứng phân hủy
Câu 24: Khí HCl tan nhiều trong nước vì:
A. HCl có tính khử mạnh B. HCl nặng hơn nước
C. HCl là phân tử phân cực mạnh D. Dung dịch HCl có tính axit mạnh
Câu 25: Một mol chất nào sau đây khi tác dụng với HCl cho lượng clo lớn nhất?
A. MnO2 B. KMnO4 C. KClO3 D. CaOCl2
Câu 26: Kim loại nào sau đây tác dụng với HCl loãng và tác dụng với clo cho cùng loại muối?
A. Mg B. Au C. Cu D. Fe
Câu 27: Sắt tác dụng với chất nào sau đây cho muối sắt (III) clorua?
A. HCl B. NaCl C. CuCl2 D. Cl2
Câu 28: Cho clo tác dụng với chất nào sau đây cho ra muối sắt (III) clorua?
A. FeCl2 B. Fe2O3 C. FeO D. Fe3O4
Câu 29: Trong các phản ứng dưới đây phản ứng nào chứng tỏ nguyên tố clo vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
A. Cl2 + 2H2O + SO2 → 2HCl + H2SO4
B. Cl2 + H2O → HCl + HClO
C. 2Cl2 + 2H2O → 4HCl + O2
D. Cl2 + H2 → 2HCl
Câu 30: Dãy các chất nào sau đây phản ứng được với axit HCl?
A. AgNO3, CuO, Ba(OH)2, Zn B. Cu, CuO, NaOH, CO2
C. CO2, Na2O, NaOH, NaBr D. NaF, CaO, SO2, Fe
Câu 31: Các phương trình nào sau đây có thể xảy ra phản ứng?
A. NaCl + KNO3 → B. CuS + HCl →
C. BaCl2 + HNO3 → D. Cu(OH)2 + HCl →
Câu 32: Dung dịch axit HCl thể hiện tính khử khi tác dụng với dãy các chất oxi hóa
nào dưới đây?
A. KMnO4, Cl2, CaOCl2 B. K2Cr2O7, KMnO4, MnO2
C. MnO2, KClO3, NaCl D. K2Cr2O7, KMnO4, H2SO4
Câu 33: Clorua vôi là muối của kim loại canxi với hai loại gốc axit là clorua Cl- và hipoclorit ClO-. Vậy clorua vôi gọi là muối gì?
A. Muối trung hòa B. Muối của hai axit
C. Muối kép D. Muối hỗn tạp
Câu 34: Nước Gia-ven là hỗn hợp các chất nào sau đây?
A. NaCl, NaClO, H2O B. HCl, HClO, H2O
C. NaCl. NaClO3, H2O D. NaCl NaClO4, H2O
Câu 35: Khí HCl có thể điều chế bằng cách cho muối natriclrua tác dụng với chất nào sau đây?
A. NaOH B. H2SO4 đ C. H2SO4 loãng D. H2O
Câu 36: Clorua vôi có công thức là:
A. CaCl2 B. CaOCl C. Ca(OCl)2 D. CaOCl2
Câu 37: Điều chế clorua vôi bằng cách đun nóng nhẹ (ở 300C)
A. Ca(OH)2 với Cl2 B. Ca(OH)2 với HCl C. CaO với HCl D. CaO với Cl2
Câu 38: Trong số các hợp chất hidro halogenua, hợp chất có tính khử mạnh nhất là:
A. HCl B. HBr C. HF D. HI
Câu 39: Cho phưong trình hóa học: 2HI + 2FeCl3 → 2FeCl2 + I2 + 2HCl Cho biết:
A. HI là chất oxi hóa B. HI là chất khử
C. FeCl3 là chất khử D. HI vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử
Câu 40:Trong số những axit halogenhidric, chất nào có tính axit mạnh nhất?
A. HCl B. HBr C. HF D. HI
---(Nội dung chi tiết từ câu 41 đến câu 80 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 80: Cho 4,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được là.
A. 11,3 gam. B. 7,75 gam. C. 7,1 gam. D. kết quả khác.
Câu 81: Cho 5,6 gam một oxit kim loại tác dụng vừa đủ với HCl cho 11,1 gam muối clorua của kim loại đó. Cho biết công thức oxit kim loại?
A. Al2O3. B. CaO. C. CuO. D. FeO.
Câu 82: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 71,0 gam. B. 90,0 gam. C. 55,5 gam. D. 91,0 gam.
Câu 83: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7,0 gam so với ban đầu. Số mol axit HCl tham gia phản ứng là:
A. 0,04 mol. B. 0,8 mol. C. 0,08 mol. D. 0,4 mol.
Câu 84: Hòa tan 10 gam hỗn hợp muối cacbonat kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A và 2,24 lít khí bay ra (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 11,10 gam. B. 13,55 gam. C. 12,20 gam. D. 15,80 gam.
Câu 85: Hòa tan 12,8 gam hỗn hợp Fe, FeO bằng dung dịch HCl 0,1M vừa đủ, thu được 2,24 lít (đktc). Khối lượng FeO đã phản ứng là:
A. 7,2g. B. 3,6g. C. 5,6g. D. 2,0 lít.
Câu 86: Cho hỗn hợp 2 muối MgCO3 và CaCO3 tan trong dung dịch HCl vừa đủ tạo ra 2,24 lít khí (đktc). Số mol của 2 muối cacbonat ban đầu là:
A. 0,15 mol. B. 0,2 mol. C. 0,1 mol. D. 0,3 mol.
Câu 87: Để trung hòa hết 200g dung dịch HX (F, Cl, Br, I) nồng độ nồng độ 14,6%. Người ta phải dùng 250 ml dung dịch NaOH 3,2M. Dung dịch axit ở trên là dung dịch.
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 88: Hòa tan 0,6 gam một kim loại vào một lượng HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 0,55 gam. Kim loại đó là:
A. Ca. B. Fe. C. Ba. D. kết quả khác.
Câu 89: Cho 50 gam CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20% (D = 1,2 g/ml). Nồng độ % của dung dịch CaCl2 thu được là:
A. 27,75%. B. 36,26%. C. 26,36%. D. 23,87%.
Câu 90: Cho hỗn hợp MgO và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl 20% thì thu được 6,72 lít khí (đktc) và 38 gam muối. Thành phần phần trăm của MgO và MgCO3 là:
A. 27,3% và 72,7%. B. 25% và 75%. C. 13,7% và 86,3%. D. 55,5% và 44,5%.
Câu 91: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là:
A. 90 ml. B. 57 ml. C. 75 ml. D. 50 ml.
Câu 92: (ĐH – khối A – 2008). Để hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:
A. 0,23. B. 0,18. C. 0,08. D. 0,16.
Câu 93: Cho 5,1 gam hỗn hợp kim loại gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 0,12 gam khí hiđro. Phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu là:
A. % mAl = 22% và % mCu = 78%.
B. % mAl = 21,18% và % mCu = 78%.
C. % mAl = 21,18% và % mCu = 78,82%.
D. % mAl = 50% và % mCu = 50%.
Câu 94: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS hòa tan vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít hỗn hợp khí (đktc). Dẫn hỗn hợp này qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu được 47,8g kết tủa đen. Thành phần % theo khối lượng của Fe và FeS trong hỗn hợp đầu lần lượt là:
A. 25,2% và 74,8%. B. 32% và 68%.
C. 24,14% và 75,86%. D. 60% và 40%.
Câu 95: Hòa tan 2,24 lít khí HCl(đktc) vào 46,35g nước thu được dd HCl có nông độ là:
A. 73% B. 7,3% C. 7% D. 5%
Câu 96:Cần lấy bao nhiêu gam NaCl cho tác dụng với H2SO4 đặc để được 50g dd HCl 14,6%?
A. 18,1g B. 17,1g C.11,7g D. 16,1g
Câu 97: Đổ dung dịch chứa 40g KOH vào dd chứa 40g HCl.Nhúng giấy quì vào dd thu được thì quì tím chuyển sang?
A. Đỏ B. Xanh C. Tím D. Mất màu
Câu 98: Trộn lẫn 200ml dd HCl 2M với 300ml dd HCl 4M.Nồng độ mol/lít của dd thu được là:
A. 2,1M B. 2,2M C. 1,2M D. 3,2M
Câu 99:Cho 31,84gam hỗn hợp NaX và NaY (X,Y là hai halogen ở hai chu kì liên tiếp) vào dd AgNO3 dư thì thu được 57,34gam kết tủa.Công thức hai muối là:
A. NaF và NaCl B. NaCl và NaBr C. NaBr và NaI D. NaI và NaF
Câu 100: Cho 16,3 gam hỗn hợp hai kim loại Na và M tác dụng hết với HCl loãng dư, thu được 34,05 gam hh muối khan A. Thể tích H2 thu được là bao nhiêu lít ở đktc ?
A. 3,36 lít B. 5,6 lít C. 8,4 lít D. 11,2 lít
Câu 101: Cần bao nhiêu gam clo tác dụng vơi dd KI để tạo nên 2,54 gam I2?
A. 7,1g B. 0,355g C. 0,71g D. 3,55g
Câu 102: Cho 15 gam NaI vào dd nước clo lấy dư. Khối lượng iot thu được là:
A. 13,45g B. 14,67g C. 15,15g D. 12,7g
Câu 103: Cho 200 ml dung dịch AgNO3 0,1M tác dụng với 100 ml dung dịch NaCl 0,1M thu được khối lượng kết tủa là:
A. 2,87 g. B. 3,95 g. C. 1,435 g. D. 1,7 g.
Câu 104: Cho 1,03 gam muối natri halogen (NaX) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 gam bạc. X là.
A. Iot. B. Brom. C. Flo. D. Clo.
Câu 105: Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là 2 halogen ở 2 chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 57,34 gam kết tủa. Công thức của 2 muối là:
A. NaCl và NaBr. B. NaBr và NaI. C. NaF và NaCl. D. kết quả khác.
Câu 106: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với hỗn hợp gồm 0,1 mol NaF và 0,1 mol NaCl. Khối lượng kết tủa tạo thành là bao nhiêu?
A. 14,35 gam. B. 21,6 gam. C. 27,05 gam. D. 10,8 gam.
Câu 107: Cho 26,6 gam hỗn hợp KCl và NaCl hòa tan vào nước để được 500 gam dung dịch. Cho dung dịch trên tác dụng vừa đủ với AgNO3 thì thu được 57,4 gam kết tủa. Thành phần phần trăm theo khối lượng của KCl và NaCl trong hỗn hợp đầu là:
A. 56% và 44%. B. 60% và 40%. C. 70% và 30%. D. 43,98% và 56,02%.
Câu 108: Hoà tan 9,14 gam hỗn hợp bột kim loại Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được V lít khí X (ở đktc) và 2,54 gam rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được 31,45 gam muối khan. Giá trị của V là
A. 6,72. B. 7,84. C. 8,96. D. 10,08.
Câu 109.(CĐ-11)Câu 11: Hoà tan hoàn toàn 6,645 gam hỗn hợp muối clorua của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 (dư), thu được 18,655 gam kết tủa. Hai kim loại kiềm trên là
A. Na và K. B. Rb và Cs. C. Li và Na. D. K và Rb.
Câu 110: Hỗn hợp MgCO3, NaHCO3 và KHCO3 có khối lượng 28,8 gam tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 7,168 lít CO2 (ở đktc). Khối lượng KCl tạo thành là
A. 7,45 gam. B. 8,94 gam. C. 10,43 gam. D. 14,90 gam.
Câu 111: Cho 17,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Ca, MgO, Na2O tác dụng hết với 720 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ) thu dung dịch Y. Khối lượng muối NaCl có trong Y là
A. 14,04 gam. B. 15,21 gam. C.4,68 gam. D. 8,775 gam.
Câu 112. Hòa tan hết một lượng kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl 14,6% vừa đủ, thu được một dung dịch muối cố nồng độ 18,19%. Kim loại đã dùng là:
A. Fe. B. Zn. C. Mg. D. Ba.
Câu 113. Cho 6,2 gam oxit kim loại hóa trị I tác dụng với nước dư được dung dịch A có tính kiềm. Chia A thành 2 phần bằng nhau. Phần I tác dụng với 95 ml dung dịch HCl 1M thấy dung dịch sau phản ứng làm xanh giấy quỳ tím. Phần II tác dụng với 55 ml dung dịch HCl 2M thấy dung dịch sau phản ứng làm đỏ quỳ tím. Công thức oxit kim loại đã dùng là:
A. LiO2. B. Na2O. C. K2O . D. Rb2O.
...
Trên đây là trích đoạn nội dung 113 Câu hỏi trắc nghiệm Chương 5 nhóm các nguyên tố Halogen môn Hóa học 10. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học tập tốt !