Qua bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh các em biết cách làm bài văn thuyết minh, trước hết cần xác định các ý lớn rồi mỗi ý viết thành một đoạn văn sau đó sắp xếp các ý trình tự hợp lí.
Tóm tắt bài
1.1. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh
a. Nhận dạng các đoạn văn trong văn bản thuyết minh
Đọc các đoạn văn thuyết minh sau. Nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn.
Thế giới đang đúng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước. (1)
(Theo Hoa học trò)
Phạm Văn Đồng (1906 - 2000): Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (2)
(Ngữ văn 7, tập hai)
- Đoạn văn (1) câu chủ đề: Thế giới đang đúng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng.
- Các câu sau là những câu giải thích bổ sung ý nghĩa cho câu chủ đề.
- Câu 2: cung cấp thông ti về lượng nước ít ỏi.
- Câu 3: cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm.
- Câu 4: sự thiếu nước của các nước trên thế giới.
- Câu 5: dự báo thiếu nước trên thế giới.
- Đoạn (2) câu chủ đề: Phạm Văn Đồng
- Các câu sau cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng bổ sung, làm rõ ý cho câu chủ đề.
b. Sửa lại đoạn văn thuyết minh sau
Đọc các đoạn văn( SGK, trang 14), nêu nhược điểm của mỗi đoạn văn và cách sử chữa.
- Đoạn văn (a), các ý đã được sắp xếp lộn xộn không theo một trật tự hợp lí. Ta có thể tách đoạn văn (a) thành nhiều đoạn: đoạn nói về ngòi bút, đoạn nói về thân bút.
- Đoạn văn (b), các ý cũng được sắp xếp lộn xộn không theo một trật tự hợp lí. Ta có thể tách đoạn văn (b) thành nhiều đoạn: đoạn nói về đề đèn, đoạn nói về thân đèn và đoạn nói về bóng đèn và chao đèn.
1.2. Ghi nhớ
- Một bài văn thuyết minh thường gồm nhiều ý lớn. Mỗi ý nên viết thành một đoạn văn để người đọc dễ nhận diện, dễ phân biệt, trên cơ sở đó nắm được cấu trúc chung của cả bài.
- Trong đoạn văn, câu chủ đề là câu nêu ý lớn của cả đoạn. Câu chủ đề có thể xuất hiện ở đầu đoạn văn, khi đó đoạn văn sẽ được viết theo cấu trúc diễn dịch. Câu chủ đề cũng có thể xuất hiện ở cuối đoạn văn, khi đó đoạn văn được viết theo cấu trúc quy nạp. Đôi khi, người viết kết hợp cả hai kiểu cấu trúc trên nhưng dù theo cấu trúc nào thì các câu trong đoạn cũng phải bám sát ý của câu chủ đề, làm sáng tỏ ý của câu chủ đề (tránh lẫn ý của đoạn văn khác vào).
- Khi viết đoạn văn thuyết minh, người viết có thể trình bày theo thứ tự cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), theo thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau). Cách trình bày trên giúp cho người đọc dễ dàng hình dung đối tượng được thuyết minh.
2. Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
Để biết cách viết đoạn văn thuyết minh, các em có thể tham khảo