Hướng dẫn chi tiết
2. Tóm tắt nội dung bài học
- Hệ thống và nâng cao tri thức về văn nghị luận văn học:
- Đối tượng: tác phẩm văn xuôi, đoạn trích văn xuôi.
- Mục đích: làm sáng tỏ một vấn đề giá trị nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
- Nội dung: phân tích truyện ngắn, phân tích nhân vật, phân tích nghệ thuật.
- Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi:
- Tìm hiểu đề.
- Tìm ý, lập dàn ý.
- Viết bài.
3. Hướng dẫn luyện tập
Đề 1: Trong chuyện Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm [...], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".
Anh (chị) có cho rằng trong thiên truyện của Nguyễn Thi quả đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến lớp người đi sau: chị em Chiến và Việt?
Gợi ý làm bài
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài
- Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc.
- Chỉ được coi là con của gia đình những ai đã ghi được, làm được "khúc" của mình trong dòng sông truyền thống. Con không chỉ là sự tiếp nối huyết thống mà phải là sự tiếp nối truyền thống.
- Không thể hiểu khúc sau của một dòng sông nếu không hiểu ngọn nguồn đã sinh ra nó. Cũng như vậy, ta chỉ có thể hiểu những đứa con (Chiến, Việt) khi hiểu truyền thống gia đình đã sinh ra những đứa con ấy.
- Khúc thượng nguồn của dòng sông hiện ra qua hình tượng chú Năm và má Việt.
- Chú Năm
- Chú Năm không chỉ ham sông bến mà còn ham đạo nghĩa. Trong con người chú Năm phảng phất cái tinh thần Nguyễn Đình Chiểu xa xưa.
- Chú Năm là một thứ gia phả sống luôn hướng về truyền thống, sống với truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong những câu hò, trong cuốn sổ gia đình).
- Hình tượng người mẹ cũng là hiện thân của truyền thống:
- Một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó nhọc "cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi", "người sực mùi lúa gạo" thứ mùi của đồng áng, của cần cù mưa nắng.
- Khả năng ghìm nén đau thương để sống, để che chở cho đàn con và tranh đấu.
- Người mẹ không biết sợ, không chùn bước, kiên cường và cao cả.
- Chú Năm
- Khúc sông sau của dòng sông hiện ra qua hình tượng Chiến, Việt.
- Chiến mang dáng vóc của mẹ, cách nói in hệt mẹ.
- Người mẹ mang nỗi đau mất chồng nhưng chưa có dịp cầm súng, còn Chiến mạnh mẽ quyết liệt, ghi tên đi bộ đội cầm súng trả thù cho ba má.
- Việt: chàng trai mới lớn, lộc ngộc, vô tư.
- Chất anh hùng ở Việt: không bao giờ biết khuất phục; bị thương chỉ có một mình vẫn quyết tâm sống mái với kẻ thù.
- Việt đi xa hơn dòng sông truyền thống: không chỉ lập chiến công mà ngay cả khi bị thương vẫn là người đi tìm giặc. Việt chính là hiện thân của sức trẻ tiến công.
- Rồi trăm con sông của gia đình lại đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.
- Từ một dòng sông gia đình nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả, đến đại dương của nhân dân và nhân loại.
- Chuyện gia đình cũng là chuyện của cả dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.
c. Kết bài
- Bày tỏ ý kiến của bản thân về quan niệm của Nguyễn Thi.
Đề 2: Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
Gợi ý làm bài
a. Mở bài
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
- Khái quát về vẻ đẹp trữ tình của sông Đà và sông Hương qua 2 tác phẩm trên.
b. Thân bài
- Hình ảnh thơ mộng và trữ tình của sông Đà qua tác phẩm "người lái đò sông Đà":
- Bên cạnh vẻ thất thường, hung bạo và dữ dội vốn có, sống Đà còn mang 1 dáng vẻ trữ tình rất mực:
- Dáng hình sông Đà mềm mại xinh đẹp được tác giả ví như "1 áng tóc dài ngàn ngàn vạn sải..."
- Sắc màu của nước sông đà có sự khác nhau theo từng mùa mang vẻ đẹp riêng.
- Qua làn mây mùa xuân, Sông Đà xanh màu ngọc bích.
- Qua ánh nắng mùa thu “Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bần đi vì rượu bữa”.
- Đôi bờ sông Đà hiện lên với những không gian, những cảnh sắc đây thơ mộng, trữ tình, giàu chất thơ.
- Nền cảnh: tĩnh lặng một cách tuyệt đối. Sự tĩnh lặng ấy khiến cho người lữ khách di chuyển tự do trong khung cảnh của 1 khung trời "huyền sử".
- Trung tâm của bức tranh: con hươu thơ ngộ.
- Bên cạnh vẻ thất thường, hung bạo và dữ dội vốn có, sống Đà còn mang 1 dáng vẻ trữ tình rất mực:
- Hình ảnh con sông Hương trong "Ai đã đặt tên cho dòng sông":
- Sông Hương đã trải qua những hành trình gian khổ và nhiều thử thách để trở thành "người tình" dịu dàng và chung thủy với kinh thành Huế.
- Khi về đồng bằng - vùng ngoại vi thành phố giữa đồng bằng Châu Hóa đầy hoa dại:
- Sông Hương là "cô gái đẹp ngủ mơ màng".
- Qua khỏi vùng núi, sông Hương như được chàng hoàng tử đa tình dánh thức, khiến nàng sông Hương lên sức trẻ và niềm khát khao của tuổi thanh xuân trong sự chuyển dòng liên tục.
- Hành trình của Hương Giang vượt qua, để đi giữa "am vang" và trôi đi "giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách".
- Có lúc Hương giang "mềm như tấm lụa".
- Có khi ánh lên "những phản quang nhiều màu sắc, sớm xanh, trưa vàng, chiều tím" như tâm hồn cô gái đương xuân.
- Khi qua những lăng tẩm đọng hồn thu thảo, sông Hương mang vẻ đẹp trầm mặc.
- Khi nghe tiếng Chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, sông Hương không còn mang vẻ trầm mặc mà bừng lên vẻ tươi tắn, trẻ trung.
- Phong cách nghệ thuật của hai tác giả qua hai bài kí
- Điểm giống nhau:
- Hai tác giả đều viết tùy bút về các dòng sông.
- Hai bài kí đều thể hiện kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa… sâu rộng. Cả hai con sông đều được khám phá ở vẻ đẹp trữ tình và mạnh mẽ, hoang sơ.
- Hai tác giả đều thể hiện cái tôi trữ tình khi khám phá vẻ đẹp của những con sông quê hương đất nước, kết đọng trong đó tình yêu xứ sở. Đó là sự gặp gỡ của những tâm hồn Việt, những tài năng tùy bút bậc thầy.
- Điểm khác nhau:
- Tùy bút của Nguyễn Tuân giàu chất kí, chất truyện. Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường giàu chất trữ tình- chất tùy bút.
- Nguyễn Tuân là tài hoa kiêu bạc, còn Hoàng Phủ Ngọc Tường thì tài hoa sâu lắng.
- Nguyễn Tuân đến với Sông Đà như đến với một sự thử thách để bộc lộ cái tôi độc đáo tài hoa, thể hiện cảm hứng mãnh liệt trước cái đẹp, cái khác thường, phi thường thì Hoàng Phủ Ngọc Tường đến với sông Hương như một sự tương giao linh diệu của một tâm hồn Huế, với chiều sâu văn hóa của đất quê hương.
- Nguyễn Tuân là phù thủy ngôn từ, câu văn co duỗi nhịp nhàng, giàu giá trị tạo hình,dựng cảnh, tả người đặc sắc. Hoàng Phủ Ngọc Tường giàu liên tưởng, tưởng tượng,lối văn đậm chất thơ, thiên về thể hiện cảm xúc, ngẫm suy mang chiều sâu văn hóa.
- Điểm giống nhau:
c. Kết bài
- Qua vẻ đẹp của hai dòng sông Đà và sông Hương cho ta thêm một cái nhìn, một khám phá mới mẻ về những vẻ đẹp tiềm ẩn trên đất nước, quê hương ta, khiến ta càng thêm yêu, thêm trân trọng Tổ quốc mình.
Đề 3: Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân từ đó nêu lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Gợi ý làm bài
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Nhận xét khái quát: tác phẩm đã xây dựng tình huống truyện độc đáo. thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
b. Thân bài
- Bối cảnh xây dựng tình huống truyện.
- Bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà kết quả là hơn hai triệu người chết.
- Cái chết hiện hình trong tác phẩm tạo nên một không khí ảm đạm, thê lương. Những người sống luôn bị cái chết đe dọa.
- Trong bối cảnh ấy, Tràng, nhân vật chính của tác phẩm "nhặt" được vợ. Đó là một tình huống độc đáo
- Ở Tràng hội tụ nhiều yếu tố khiến nguy cơ "ế" vợ rất cao: Ngoại hình xấu, thô; tính tình có phần không bình thường; ăn nói cộc cằn, thô lỗ; nhà nghèo…
- Tràng lấy vợ là lấy cho mình thêm một tai họa (theo lôgic tự nhiên).
- Việc Tràng lấy vợ là một tình huống bất ngờ
- Cả xóm ngụ cư ngạc nhiên.
- Bà cụ Tứ cũng hết sức ngạc nhiên.
- Bản thân Tràng có vợ rồi vẫn còn " ngờ ngợ".
- Tình huống truyện bất ngờ nhưng rất hợp lí
- Nếu không phải năm đói khủng khiếp thì "người ta" không thèm lấy một người như Tràng.
- Tràng lấy vợ theo kiểu "nhặt" được.
- Giá trị hiện thực: tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói
- Cái đói dồn đuổi con người.
- Cái đói bóp méo cả nhân cách.
- Cái đói khiến cho hạnh phúc thật mỏng manh, tội nghiệp.
- Vợ nhặt có sức tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, phát xít.
- Giá trị nhân đạo:
- Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử với nhau của các nhân vật.
- Tràng rất trân trọng người "vợ nhặt" của mình.
- Thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức nơi người "vợ nhặt".
- Tình yêu thương con của bà cụ Tứ.
- Con người huôn hướng đến sự sống và luôn hi vọng, tin tưởng ở tương lai:
- Tràng lấy vợ là để duy trì sự sống.
- Bà cụ Tứ, một người già lại luôn miệng nói về ngày mai với những dự định thiết thực tạo niềm tin cho dâu con vào một cuộc sống tốt đẹp.
- Đoạn kết tác phẩm với hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người phá kho thóc Nhật.
- Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử với nhau của các nhân vật.
c. Kết bài
- Khẳng định tài năng nhà văn qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
- Khẳng định giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Để nắm được nội dung bài học vững hơn, các em có thể tham khảo bài giảng Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học.
4. Hỏi đáp về bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.