Qua bài thơ Viếng lăng Bác giúp các em cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính của tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra thăn Bắc hồ. Nắm được những đặc sắc trong hình ảnh và giọng điệu thơ.
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Viễn Phương
-
Viễn Phương (1928 – 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn,
- Quê quê ở tỉnh An Giang.
- Cuộc đời
-
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ , là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Namthời kì chống Mĩ cứu nước.
-
Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất mộng mơ ngay trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường.
-
Tác phẩm tiêu biểu: Mắt sáng học trò (1970); Như mây mùa xuân (1978); Phù sa quê mẹ(1991);…
-
b. Tác phẩm
- Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam,đất nước vừa được thống nhất.
- In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)
c. Bố cục
Bài thơ được chia làm 4 phần
- Phần 1: Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác
- Phần 2: Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác.
- Phần 3: Khổ 3: Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng.
- Phần 4: Khổ 4: Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác.
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác
- Từ Miền Nam thăm lăng Bác: Đất nước thống nhất tác giả từ miên Nam - mảnh đất mấy chục năm chiến đấu gian khổ ra thăm Bác.
- Cách xưng hô: Con - Bác: Gần gũi, thân thiết.
- Hình ảnh cây tre là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam. Thể hiện sự kiên cường bất khuất của dân tộc với sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam.
b. Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác
- "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng": Mặt trời tự nhiên, là nguốn sáng cho trái đất.
- "Mặt trời trong lăng rất đỏ": hình ảnh ẩn dụ, đây chính là mặt trời soi sán cho dân tộc Việt Nam sưởi ấm tim người dân Việt Nam.
- Nhà thơ đã đặt mặt trời ẩn dụ với Bác sóng đôi, trường tồn cùng với mặt trời tự nhiên: Tỏa sức sáng sưởi ấm bằng tình yêu thương của Bác.
- Hình ảnh "dòng người": Tạo nhịp thơ chậm, trang nghiêm, điệp từ "ngày ngày" sợi cảm giác về sự lặp đi lặp lại liên tục.
- Hình ảnh ẩn dụ "tràng hoa" thể hiện sự tôn kính thiêng liêng, sự ngưỡng mộ chân thành của nhân dân và của nhà thơ đối với Bác.
Hình ảnh Bác trong lăng:
"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên,
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền".
- Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ.
→ Cuộc đời của Bác như mặt trời, giấc ngủ của Bác như vầng trăng. Bác trở nên bất tử, hòa nhập với trời xanh. Tác giả sử dụng những hình ảnh kỹ vĩ: Vầng trăng, trời xanh nối tiếp nhau làm nỗi bật sự cao cả, vĩ đại của Người.
- Với sự đối lập: Trời xanh...mãi mãi...nghe nhói: Thấy sự mâu thuẫn giữa tình cảm lý trí, đó chính là nỗi tiếc thương vô hạn, lời thơ nghẹn ngào diễn tả sự mất mát, sự nhớ thương không gì bù đắp được trong lòng tác giả.
c. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác
- Mai về Miền Nam thương trào nước mắt: sự lưu luyến bịn rịn khi phải rời xa Người. Đó là tình cảm chân thành, xúc đọng của tác giả.
- Mong ước làm con chim, làm cây tre, làm đóa hoa để hót quanh lăng Bắc, để trung hiếu và để tỏa hương thơm.
- Sử dụng điệp ngữ, khẳng định sự gắn bó của đồng bào Miền Nam đối với Bác. Hình ảnh cây tre được lặp lại ở cuối khổ thơ, sự mong muốn trong tâm tưởng luôn được ở bên Bác.
-
Tổng kết
-
Nội dung
-
Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng bác.
-
-
Nghệ thuật
- Sử dụng hình ảnh kỳ vĩ, lớn lao.
- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng thể hiện tình cảm mến thương đối với Bác Hồ.
- Âm hưởng khỏe khắn, hào hùng, lạc quan.
-
Bài tập minh họa
Ví dụ
Đề: Phân tích "Bài thơ Viếng Lăng Bác" của Viễn Phương.
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
- Nhân dân Miền Nam tha thiết chờ mong ngày Nam Bắc thống nhất để đón Bác.
- Bác đã ra đi để lại nỗi tiếc thương vô hạn. Sau ngày thống nhất, nhà thơ ra Hà Nội thăm lăng Bác cảm xúc dâng trào tác giả đã sáng tác bài thơ Viếng Lăng Bác.
2. Thân bài
a. Khổ 1
- Cách xưng hô: con - bác: thân mật, tôn kính.
- Hình ảnh hảng tre xanh: hình ảnh đức tính cần cù, chịu khó, kiên cường bất khuất của dân tộc.
- Cây tre Việt Nam: biểu trưng của sức sống bền bỉ, kiên cường của người dân Việt nam dù bão táp mưa xa vẫn đứng thẳng hàng.
b. Khổ 2
- Điệp từ "ngày ngày": lặp đi lặp lại nhiều lần như dòng chảy.
- Với niềmxúc động chân thành, Viễn Phương đã bày tỏ lòng yêu kính, biết ơn sâu sắc đối với Bác
- Hình ảnh tiêu biểu, sinh động “dòng người đi trong thương nhớ” gợi lên trước mắt người đọc cảnh nhân dân từ mọi miền đất nước về thủ đô Hà Nội để viếng thăm lăng Bác
- Trong tình cảm nhớ thương, biết ơn Bác vô hạn, họ kết thành những “tràng hoa” đời tuyệt đẹp thành kính dâng lên Bác. Những tràng hoa tươi thắm ấy tượng trưng cho muôn triệu cuộc đời nở hoa dưới ánh sáng mặt trời rực rỡ của Bác. Cả dân tộc đời đời tưởng nhớ và ghi khắc trong lòng công ơn to lớn của Bác.
c. Khổ 3
- Hình ảnh của Bác vừa vĩ đại, vừa bình dị và gần gũi.
- Hình ảnh vầng trăng vĩnh hằng của trời đất, tượng trưng cho sự bất tử của Bác. Vị cha già kính yêu của dân tộc còn sống mãi cùng non sông, đất nước, sống mãi trong tâm trí mỗi người dân đất Việt.
- Trong tình cảm của dân tộc thì Bác vẫn còn sống mãi nhưng trong thực tế, Bác đã vĩnh biệt chúng ta. Vì vậy, nhà thơ vô cùng đau đớn thương tiếc Bác
- Khi tạm biệt Bác để trở về miền Nam, trong lòng nhà thơ dâng trào một nỗi buồn thương da diết.
d. Khổ 4
- Với tất cả tấm lòng thành kính, biết ơn Bác, người con miền Nam đã bày tỏ ước nguyện tha thiết của mình.
- Điệp ngữ “muốn làm” được đặt ở đầu 3 câu thơ liên tiếp nhau gắn liền với hình ảnh “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương” và “cây tre trung hiếu” thể hiện ước nguyện giản dị, chân thành và sâu sắc của nhà thơ.
- Hình ảnh nhân hóa sinh động giàu sức biểu cảm “cây tre trung hiếu” gợi lên hình ảnh những người con trung kiên, hiếu nghĩa, một lòng vì nước vì dân. Tác giả nguyện sống xứng đáng là người con trung hiếu của dân tộc.
3. Kết bài
- Âm hưởng bài thơ tha thiết sâu lắng cùng với nghệ thuật ẩn dụ làm tăng hiệu quả biểu cảm.
- Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.
3. Soạn bài Viếng lăng Bác
Viếng lăng Bác, bài thơ ngắn mà ý thơ, hình tượng thơ, cảm xúc thơ sâu lắng, hàm súc và đẹp. Viễn Phương đã chọn thể thơ mỗi câu tám từ, mỗi khổ bốn câu, toàn bài bốn khổ - một sự cân đối hài hòa để biểu hiện một giọng điệu thơ nghiêm trang, kính cẩn. Bài thơ là tấm lòng yêu thương, kính trọng và biết ơn Bác. Tâm tình của nhà thơ, của mỗi người Việt Nam và của cả dân tộc. Để nắm được nội dung kiến thức bài học được vững chắc, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Bài soạn Viếng lăng Bác.
4. Một số bài văn mẫu Viếng lăng Bác
“Viếng lăng Bác” - bài thơ ngắn mà ý thơ, hình tượng thơ, cảm xúc thơ sâu lắng, hàm súc và đẹp. Viễn Phương đã chọn thể thơ mỗi câu tám từ, mỗi khổ bốn câu, toàn bài bốn khổ - một sự cân đối hài hòa để biểu hiện một giọng điệu thơ nghiêm trang, kính cẩn. Bài thơ là tấm lòng yêu thương, kính trọng và biết ơn Bác. Để nắm được nội dung bài học cũng như dễ dàng viết bài văn về tác phẩm đạt kết quả cao, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
[vanmau]