Soạn bài Tương tư - Nguyễn Bính

Hướng dẫn chi tiết

2. Tóm tắt nội dung bài học 

2.1. Nội dung

  • Bài thơ viết về một tình yêu trong sáng, đơn phương và mạnh mẽ. Hồn quê Việt thấm đượm trong từng dòng thơ, thể hiện tình cảm chân thành của nhà thơ đối với những nét đẹp văn hóa dân gian.

2.2. Nghệ thuật

  • Thể thơ lục bát: đậm đà tính dân tộc, mang chất biểu cảm nồng nàn
  • Ngôn ngữ: dung dị, hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn đậm chất lãng mạn, thơ mộng
  • Hệ thống ẩn dụ, hoán dụ đặc sắc và sáng tạo
  • Hình ảnh sóng đôiL trầu - cau, bến - đò, hoa - bướm, thôn Đoài - thôn Đông…… quan niệm, ước mong về tình yêu gắn bó, chung thủy.
  • Thi liệu dân gian: bài thơ mang vẻ đẹp chân quê, tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Bính

3. Soạn bài Tương tư chương trình chuẩn

Câu 1: Anh (chị) cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ mong và những lời kể lể, trách móc của chàng trai trong bài thơ

  • Cảm nhận về nỗi nhớ mong và những lời kể lể, trách móc của chàng trai:
    • Nõi nhớ nhung da diết, khắc khoải thường trực trong lòng chàng trai. Nhớ mong trong tình yêu là một thuộc tính, là bản chất ttong tình yêu, bở vậy cho nên Nguyễn Bính đã khái quát nỗi nhớ mong ấy thành quy thuật "Gió mưa là bệnh của giời/ Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng"
    • Những kể lẽ, trách móc cũng chỉ là để bộc lộ nỗi tương tư, thương nhớ của chàng trai
      • Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này
      • Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?
    • Tâm trạng chờ đợi mòn mỏi, sốt ruột
      • Ngày qua ngày lại qua ngày
      • Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
        • “Lại” nhấn mạnh ngữ điệu diễn tả nhịp điệu của tác giả cứ trôi mà sự mong vô vọng, chán ngán.
        • Lấy sự chuyển đổi màu sắc cây lá “lá xanh” đã thành “lá vàng” chỉ thời gian chờ đợi. Tác giả tính từng ngày, từng mùa qua đi.
    • Trong ao ước đã có mầm vô vọng:“Bao giờ bến mới gặp đò/Hoa Khuê các, bướm giang hồ gặp nhau!”
    • Chàng trai quê sống trong nỗi tương tư nhưng vẫn gửi theo gió nỗi niềm ước vọng xa xôi: “Thôn Đoài thì nhớ thông Đông/ Cau thôn Đoài nhớ giàu, thôn nào?"

Câu 2: Theo anh (chị), cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh, ví von,... ở bài này có những điểm gì đáng lưu ý?

  • Cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh, ví von,... ở bài này có những điểm đáng lưu ý:
    • Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, chân thành.
    • Hình ảnh ví von, ẩn dụ, chất liệu ngôn từ chân quê đậm màu sắc dân gian: thôn Đoài, thôn Đông, bến, đò, hoa, bướm, trầu - cau.
    • Cách bày tỏ tình yêu tự nhiên kín đáo, ý nhị và có ý vị chân thành mộc mạc của tâm hồn chàng trai quê.

Câu 3: Hoài Thanh cho rằng, trong thơ Nguyễn Bính có "hồn xưa của đất nước". Qua bài Tương tư, anh (chị) có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao?

  • Hoài Thanh cho rằng, trong thơ Nguyễn Bính có "hồn xưa của đất nước": Lời nhận định của Hoài Thanh rằng trong thơ Nguyễn Bính có "hồn xưa đất nước" rất đúng với bài Tương tư.  Bởi, Nguyễn Bính đã yêu thôn quê một cách kì lạ, chân thực và sâu đậm. Cho nên, ngay cả những câu thơ bình dị nhất, vẫn có sức lôi cuốn, vẫn có cái duyên làm xao động lòng người: (Bảo rằng cách trở đò giang,/ Không sang là chẳng đường sang đã đành./ Nhưng đây cách một đầu đình,/ Có xa xôi mấy mà tình xa xôi...)
  • Dường như, trong mắt ông, những cảnh sắc thông thường ở thôn quê cũng rất gợi cảm, đâu chỉ ánh trăng mới đẹp, mà cảnh mưa phùn gió bấc, hoa xoan, đường lầy hay nắng lửa trưa hè vẫn cứ làm ta xúc động, nhớ thương. Đó là tài năng của ông. Giọng ông vừa cất lên, người ta đã nhận ngay ra hình bóng quê hương làng mạc. Cách ăn nói nghĩ ngợi của bà con làng xóm đã thấm vào Nguyễn Bính. Nhiều khi không hẳn là nghĩa chữ, ý câu mà chỉ bằng cái giọng nói, cái cách nói, Nguyễn Bính đã gửi gắm, giao hoà tâm hồn chúng ta vào trong hồn của quê hương dân dã.
  • "Hương đồng gió nội" trong thơ Nguyễn Bính sáng tác trước 1945, được đông đảo độc giả mến mộ dài lâu. Hiện tượng ấy khiến chúng ta nhớ lại điều dự báo có sức khái quát của tác giả Thi nhân Việt Nam 50 năm trước: "Nếu các thi nhân ta đủ sức chân thành để thừa hưởng di sản xưa, nếu họ biết tìm đến thơ xưa với một tấm lòng trẻ, họ sẽ phát huy được những gì vĩnh viễn hơn, sâu sắc hơn mà bình dị hơn nòi giống. Nhất là ca dao sẽ đưa họ về với dân quê, nghĩa là với chín mươi phần trăm số neười trong nước. Trong nguồn sống dồi dào và mạnh mẽ ấy, họ sẽ tìm ra những vần thơ khống phải chỉ dành riêng cho chúng ta, một bọn người có học mới, mà có thể làm nao lòng hết thảy người Việt Nam".

Để nắm vững hơn những kiến thức cơ bản nhất về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, mời các em tham khảo thêm phần bài giảng Tương tư trong chương trình Ngữ văn lớp 11. 

4. Soạn bài Tương tư chương trình Nâng cao

Câu 1: "Tương tư" có nghĩa là nhớ nhung, nhưng tâm trạng tư tương ở đây có phải chỉ đơn thuần là nhớ nhung không? Nỗi tương tư ở bài thơ này đã diễn biến qua những sắc thái cảm xúc nào?

Gợi ý:

  • Nhan đề Tương tư: là tâm trạng nhớ nhung trong tình yêu, (thường là tình yêu đơn phương, xa cách). Tuy nhiên, không đơn thuần chỉ là nỗi nhớ mà Tương tư còn là phức hợp đan xen các cung bậc cảm xúc vừa mâu thuẫn, vừa thống nhất, hợp lí: chờ đợi, bâng khuâng, mơ tưởng, ước ao…
  • Những cung bậc của nỗi tương tư mà chàng trai thôn Đoài đã trải qua: nhớ - tự phân tích nỗi nhớ - trách móc, ngờ vực, băn khoăn - ngậm ngùi thương mình, mong được chia sẻ - đợi chờ phấp phỏng và khao khát gặp gỡ, sum vầy.

Câu 2: Trong bài thơ, chàng trai có ý trách móc cô gái, điều này có lí hay vô lí? Nó giúp ta hiểu được gì về quy luật tâm lí trong tình yêu?

Gợi ý:

  • Trong quan hệ yêu đương, sự trách móc nhau vẫn thường xảy ra. Ở đây, lời trách của chàng trai rất thiếu cơ sở: chuyện của hai thôn vốn thuộc lĩnh vực hành chính, làm sao có thể đồng nhất với chuyện tình yêu vốn thuộc lĩnh vực của trái tim được. Giữa chúng chẳng có mối liên hộ tất yếu nào. Thêm vào đó, không sang không phải là chuyện của khoảng cách địa lí mà là chuyện của khoảng cách tình cảm. Vin vào đó để bắt bẻ quả không tránh khỏi sự hồ đồ. Tuy nhiên, kẻ đang yêu có bao giờ hiểu được điều đó. Lí lẽ của một trái tim yêu quả thật khác thường và cũng thật đáng cảm thông!

Câu 3: Tìm hiểu nghệ thuật diễn tả thời gian và tâm trạng trong hai câu: "Ngày qua ngày lại qua ngày - Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng".

Gợi ý:

  • Hai câu thơ “Ngày qua ngày lại qua ngày – Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng” cho thấy rất rõ sự tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Hai từ ngày, qua được lặp đi lặp lại đầy biến hoá đã diễn tả rất hay một thực tế không hề biến hoá : hết qua rồi lại qua, tất cả vẫn không có gì khác ngoài cái ngày vô vị ấy ! Từ lại được cài vào rất nghệ thuật cũng góp phần biểu đạt sâu sắc thêm cảm giác này ở nhân vật trữ tình. Trong câu thơ sau, âm điệu của từ nhuộm cũng như hiện tượng đảo vị trí từ vừa xác nhận dấu ấn rõ rệt của thời gian in trên cây lá, vừa khắc hoạ thật tài tình tâm trạng nặng nề của kẻ tương tư không làm sao tránh được sự nhắc nhở thường xuyên của thời gian.

Câu 4: Mối duyên quê của lứa đôi đã hòa quyện trong cảnh quê như thế nào?

Gợi ý:

  • Nhân vật trữ tình tự nhìn thấy mình như một bộ phận của thiên nhiên, vũ trụ và hiểu rõ mối tương quan hoà hợp giữa các đối tượng, sự vật.
  • Tuy có băn khoăn, nghi ngờ, chàng trai vẫn không thôi hi vọng ; đằng sau từ bao giờ đầy mơ hồ, khắc khoải là một niềm tin – cái niềm tin vẫn tiềm tàng trong những, con người sống cuộc đời bình dị đằng sau luỹ tre xanh.
  • Tình cảm tương tư đã được biểu hiện một cách ý nhị, kín đáo, khá phù hợp với văn hoá nói năng, ứng xử của người Việt xưa, v.v.

Câu 5: Phân tích hình ảnh, tâm trạng và cách diễn tả đậm chất dân gian của thơ Nguyễn Bính (lối bố cục, lối liên tưởng, cách dùng địa danh và ngôn ngữ,...)

Gợi ý:

  • Trong bài thơ, Nguyễn Bính đã tạo dựng được một không gian nghệ thuật riêng phù hợp với mối tình chân quê mà ông nói tới. Ta thấy bao trùm ở đây hình ảnh của thôn Đoài, thôn Đông với mái đình, giàn trầu, hàng cau liên phòng cùng những cây lá đổi màu theo bước mùa đi,… Nhờ nó, người đọc mới có được ấn tượng đặc biệt đến vậy về nỗi mong nhớ mơ hồ xa xôi, cách tính đếm thời gian theo dấu ấn của mùa trên cây cỏ, chút ỡm ờ trong cách biểu đạt cảm xúc của chàng trai. Không gian làng quê lúc này không tồn tại như một bối cảnh thuần tuý mà tự nó cũng toát lên, cũng hàm chứa một “nội dung” sâu xa.
  • Dù có giọng “quê mùa”, Tương tư vẫn là một bài thơ mới đích thực nội tâm con người, đặc biệt là cảm xúc yêu đương được mổ xẻ tường tận và miêu tả một cách tinh tế xen vào giữa các câu có cách diễn đạt lấp lửng, kín đáo là một’ số câu dám gọi đích danh sự vật, tạo môi trường cho cái tôi cá nhân lộ ra ở bình diện thứ nhất,…

Câu 6: Khát vọng lứa đôi trong mối tương tư này còn được biểu hiện tinh vi bằng nhiều hình ảnh cặp đôi trong bài. Hãy tìm, thống kê và phân tích hệ thống hình ảnh ấy.

Gợi ý:

  • Có một hệ thống hình ảnh cặp đôi tồn tại trong bài thơ: thôn Đoài - thôn Đông, bến - đò, hoa khuê các - bướm giang hồ, cưu - giậu (trầu). Hệ thống hình ảnh này thật giàu màu sắc dân gian, biểu đạt rất hay khát vọng lứa đôi của các đối tượng được giả định là bình dân. Về hình ảnh trầu - cau, ai cũng biết nó gắn liền với chuyện kết duyên, chuyện cưới hỏi. Đây là hình ảnh cặp đôi được nhắc sau cùng, thể hiện đúng mạch “đi tới” của tình cảm tương tư và quy luật phát triển của tình yêu ở người dân quê : tình yêu tất gắn với hôn nhân. Bốn câu cuối của bài thơ được tổ chức thành các vế song song. Hai câu trên muốn nói: tiền đề của sự giao kết đã ngầm chứa sẵn trong thực tế khách quan. Nếu cau hày trầu chỉ trơ trọi một mình thì chúng sẽ mất hết giá trị. Theo áp lực nghĩa của hai câu đó, dù bài thơ kết thúc bằng một câu hỏi lửng lơ, ta vẫn đọc ra được “lời đáp” trong mong chờ và tin tưởng: cau thôn Đoài không nhớ, không làm bạn với trầu không thôn Đông thì còn nhớ, còn làm bạn với cái gì, với ai được nữa!

5. Một số bài văn mẫu về bài thơ Tương tư

Nếu như trong phong trào thơ mới Xuân Diệu tiếp thu những nét thơ hiện đại phương Tây để làm nên những đặc sắc thơ của chính mình thì Nguyễn Bính lại giữ nguyên những giá trị truyền thống để làm nên những phong cách của mình. Ông lưu giữ những màu sắc dân tộc Việt Nam. Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật ấy là bài thơ tương tư, có thể nói bài thơ thể hiện được những trạng thái cảm xúc của những con người đang yêu nhau. Để dễ dnagf phân tích bài thơ cũng như những vấn đề khác liên quan đến tác phẩm này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

6. Hỏi đáp về bài thơ Tương tư

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em. 

Bình luận

Thảo luận về Bài viết

Có Thể Bạn Quan Tâm ?