Chúng tôi mời các em tham khảo bài giảng Tương Tư của nhà thơ Nguyễn Bính - thi sĩ của đồng quê. Bài giảng sẽ đưa các em đến với những cung bậc cảm xúc của một trái tim đang yêu hồn hậu, chân thành, thuần phác. Chúng tôi mong rằng bài giảng sẽ đem đến cho các em nhiều kiến thức mới mẻ và thú vị. Chúc các em có thêm một bài học hay.
Tóm tắt bài
2.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Nguyễn Bính
- Cuộc đời
- Nguyễn Bính tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính, còn lấy tên Nguyễn Bính Thuyết
- Quê: làng Thiện vịnh, xã Đồng Đội, Vụ Bản, Nam Định.
- Gia đình: nhà nho nghèo, mồ côi mẹ sớm.
- 1945-1954: tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.
- 1954 tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và làm báo. Mất đột ngột 20.1.1966
- Sự nghiệp
- Làm thơ từ rất sớm, năm 1937, ông được giải thưởng Tự lực văn đoàn (tác phẩm Tâm hồn tôi)
- Sáng tác nhiều thể loại: thơ, truyện thơ, chèo…
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
- Một số tác phẩm chính:
- Tâm hồn tôi (1937)
- Lỡ bước sang ngang (1940)
- Mười hai bến nước (1942)
- Truyện thơ Cây đàn tỳ bà (1944)
- Gửi người vợ miền Nam (1955)
- Đặc trưng hồn thơ:
- Ông có sở trường ở thể thơ lục bát
- Thể hiện sâu sắc nỗi bất an của một tâm hồn vốn thiết tha với những giá trị cổ truyền mà bấy giờ có thể bị mai một
- Ông trở về đào sâu vào truyền thống dân gian nên đã đem đến cho mình vẻ đẹp "chân quê". Cảnh sắc và bóng dáng con người trong thơ ông đều thắm đượm tình quê, duyên quê và phảng phất hồn xưa đất nước. Hồn xưa ấy là sự hòa điệu của nhiều yếu tố thuộc cả nội dung và hình thức, nhưng nổi bật vẫn là sự hòa điệu giữa giọng quê với lối nói quê và lời quê.
b. Tác phẩm Tương tư
- Trích từ tác phẩm “Lỡ bước sang ngang”
- Thể thơ: Thơ lục bát truyền thống
- Bố cục:
- 4 câu đầu: khái quát nỗi lòng tương tư
- 12 câu tiếp: Những trạng thái của tương tư
- 4 câu cuối: ước vọng tình yêu xa xôi
2.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Khái quát nỗi lòng tương tư
"Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bênh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng"
- Mở đầu bài thơ bằng hình ảnh hoán dụ “thôn Đoài, thôn Đông” → đôi trai gái, hình ảnh mang dáng dấp đồng quê mộc mạc.
- “Một người chín nhớ mười thương một người” → Điệp ngữ “một người” đứng ở hai đầu câu thơ, diễn tả sự xa cách, nhớ mong
- Thành ngữ “chín nhớ mười mong” → Sự mong nhớ da diết, bệnh nhớ thương của một người dành cho một người
- Tâm trạng của người tình đơn phương cũng được mở ra với trời đất: (“Gió mưa là bệnh của giời,/Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”.) → Sự liên tưởng độc đáo, bất ngờ. ⇒ Nhà thơ sử dụng những hiện tượng vốn có của thiên nhiên để nói lên quy luật tất yếu của tình yêu: tương tư là lẽ dĩ nhiên, điều tất yếu của tình yêu.
b. Những trạng thái của tương tư
“Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xang nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi...
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?”.
Băn khoăn hờn dỗi
- Câu hỏi tu từ với cặp từ song đôi “hai thôn – một làng”, “bên ấy – bên này” → không gian xích lại gần nhau.
- Cùng một không gian:
- Khi kể nỗi lòng mình: dài ra, vô tận.
- Khi trách móc: thu hẹp khoảng cách đến kệt cùng “Hai thôn chung lại một đàng” → Điều vô lý dễ thương của kẻ tương tư.
- Trái với quy luật thông thường “bên ấy chẳng qua bên này” → cái tôi nhút nhát, chân quê. → Không gian không xa mà tình ý lại xa.
Than thở
- Nhà thơ kể lể về thời gian “ngày qua ngày lại qua ngày”
- Nhịp thơ 2/2/2 chuyển thành 3/3, ý và lời vế sau lặp lại vế trước (lặp vế câu) khiến chữ “lại” tạo thanh điểm nhấn.
- Chữ “ngày” lặp lại 3 lần, nhấn mạnh đơn vị thời gian: chủ thể đang đếm từng ngày.
→ dòng thời gian trôi qua chậm chạp, chán ngán, vô vọng → lời than thở kể lể ngán ngẩm.
- Nỗi nhớ vàng vọt cả lá xanh →Quy luật tình cảm: Thời gian càng chậm, tâm trạng càng nặng nề, tâm trạng càng mòn mỏi, trông ngóng, thời gian càng lê thê.
- Chữ “nhuộm”
- Thể hiện được thời gian chậm chạp: Thời gian dài đến mức đủ để màu lá chuyển hẳn sang màu khác.
- Động từ ngoại động + để ngỏ chủ thể: tương tư khiến lòng người héo hon, nhuộm cây héo úa, giữa cây và người có mối tương giao kì lạ → cây vừa là nhân chứng của mối tương tư, vừa là đồng minh của kẻ tương tư, cũng là nạn nhân của nỗi tương tư
→ Cách diễn tả thời gian và tâm trạng thật tinh tế và ý nhị.
Hờn trách
- Lời trách móc như quy kết, làm cho đối tượng khó chạy tội “Bảo rằng…xa xôi”
- Nhà thơ phủ định tất cả: không xa, không cách trở, vậy mà người ấy không sang à lời buộc tội thật dễ thương.
- Điệp từ phiềm chỉ “ai” tạo âm hưởng trùng điệp, não lòng: trạng thái quen thuộc của tương tư: suy tư, sầu muộn đến không ngủ được → vừa trách nhớ, vừa ngẩn ngơ chờ đợi
- Trách vì yêu: Do quá mong nhớ, tưởng mình bị hờ hững sinh ra hờn ngược trách xuôi àmột kiểu bày tỏ tình cảm.
Nôn nao mơ tưởng
- Câu hỏi tu từ “bao giờ…” → sự nôn nao, mong muốn được gặp gỡ.
- Hình ảnh quen thuộc “bến – đò”, “hoa khuê các – bướm giang hồ”: những hình ảnh vốn ở trạng thái gần gũi, gắn bó → Sự gặp gỡ đó chính là niềm mơ ước của tình yêu đôi lứa.
c. Ước vọng tình yêu xa xôi
" Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn ào?"
- “Có một”, “nhà anh”, “nhà em”: sự lẻ loi đơn chiếc, anh và em vẫn chưa hòa làm một → Vẫn luôn ước mong hạnh phúc
- Logic câu thơ khiến người đọc không thể nghĩ khác được “Thôn Đoài…thôn nào” → kín đáo mà duyên dáng, tinh tế.
- Bài thơ xuất hiện nhiều cặp đôi tương ứng, nhưng kết thúc là cặp đôi “trầu – cau” → khao khát về một nhân duyên lâu bềnà chất truyền thống, dân quê của Nguyễn Bính
-
Tổng kết
-
Nội dung
- Ngợi ca vẻ đẹp của một tình yêu chân quê thuần phác
-
Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát quen thuộc
- Hình ảnh và ngôn từ dân dã
- Cách ví von, giọng điệu và hồn thơ trữ tình dân gian
-
Bài tập minh họa
Ví dụ
Đề: Tìm hiểu dấu ấn của nền văn hóa truyền thống ở cách nhìn đời, cách cảm thụ thiên nhiên và phô bày cảm xúc trong bài thơ
Gợi ý làm bài
- Các em có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:
- Nhân vật trữ tình tự nhìn thấy mình như một bô phận của thiên nhiên, vũ trụ và hiểu rõ mối tương quan hòa hợp giữa các đối tượng, sự vật
- Tuy có boăn khoăn, nghi ngờ, chàng trai vẫn không thôi hi vọng; đằng sau từ bao giờ đầy mơ hồ, khắc khoải là một niềm tin - cái niềm tin vẫn tiềm tàng trong những con người sống cuộc đời bình dị đằng sau lũy tre xanh.
- Tình cảm tương tư đã được biểu hiện một cách ý nhị, kín đáo, khá phù hợp với văn hóa nói năng, ứng xử của người Việt xưa,...
4. Soạn bài Tương tư
Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Song trong khi hầu hết các thi sĩ trong phong trào Thơ mới đều chịu ảnh hưởng sâu đậm của thơ ca lãng mạn Pháp thì Nguyễn Bính về với văn hóa dân gian, gắn bó với môi trường bình dị, thân thuộc của đồng quê, qua những hàng cau, giàn trầu, rặng mồng tơi, cây đa, giếng nước, sân đình... Cùng với Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân... ông đã góp một dòng thơ, phái thơ riêng - Thơ mới dân gian, làm phong phú hơn cho thơ mới. Để nắm được nội dkung của bài học, các em có thể tham khảo thêm Bài soạn Tương tư.
5. Một số bài văn mẫu về Tương tư
Nguyễn Bính (1918 - 1966) tên khai sinh là Nguyễn Bính Tuyết. Thuở nhỏ, ông học ở quê nhà, biết làm thơ từ năm 13 tuổi. Năm 1937, tập thơ Tâm hồn tôi được Tự lực văn đoàn trao giải. Năm 1945, Nguyễn Bính vào Nam Bộ. Cách mạng Tháng Tám bùng nổ rồi kháng chiến chống Pháp, ông ở lại tham gia kháng chiến Nam Bộ, phụ trách đoàn Văn hóa Cứu quốc tỉnh Rạch Giá. Sau đó, ông chuyển sang công tác ở Ban văn nghệ khu Tám, sáng tác thơ, viết truyện kí và tùy bút. Năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, tiếp tục sáng tác, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1956, ông chủ trương tờ báo Trâm hoa. Cuối đời, ông sống ở Nam Định. Để hiểu sâu sắc hơn về bài thơ này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây: